SỨC MẠNH CỦA NHỮNG CON SỐ - Trang 18

Thường thì những gì các bạn xem là So sánh doanh số hằng tháng giữa các
cửa hàng, hay Sự lên xuống của doanh số giống ở hình 0-2 đúng không?

Tuy nhiên, tại các buổi hội thảo, tôi hỏi rằng: “Anh/chị xem cái này, có nhận
ra vấn đề cụ thể là gì, và có tìm được giải pháp gì không?”, thì hầu hết câu
trả lời là “không”. “Mục đích” chính của việc đó chỉ là cập nhật (hay bị bắt
cập nhật) tình hình bán hàng mỗi tháng mà thôi.

Vậy còn công ty các bạn thì sao?

Đến đây tôi muốn xác nhận một chút về sự khác nhau giữa “Xử lý data” và
“Phân tích data”, mặc dù cả hai giống nhau ở điểm là đều “Sử dụng data”.

Để không còn tình trạng báo cáo theo kiểu “Tháng trước, ... có doanh số cao
nhất. Xin hết”.

“Xử lý data” nghĩa là “đã xử lý” kết quả trong quá khứ, chẳng hạn như
Doanh số bán hàng của các cửa hàng tháng trước, hay sự biến động hằng
tháng của Doanh số bán hàng. Tôi nghĩ mục đích chung ban đầu của chúng
là nhằm so sánh giữa các cửa hàng với nhau, hay khuynh hướng thay đổi của
doanh số.

Ta đã thường quên mất mục tiêu cơ bản là sau khi nắm được tình hình, sẽ
phải làm gì tiếp theo.

Nghĩa là, không biết từ khi nào mục tiêu lại trở thành “cập nhật và xử lý
data”, rồi đưa ra kết luận “Tháng trước doanh số cửa hàng Sibuya là cao
nhất”, “Gần đây khu vực A khách hàng đang giảm”, và kết thúc phần báo
cáo.

Thêm nữa, thường chỉ có một loại data như “Doanh số” được sử dụng cho
việc xử lý, và cũng không kết nối với các nguồn dữ liệu khác để tìm hiểu sâu
hơn tình hình, vì vậy thông tin và giá trị của nó bị hạn chế. Có thể nói xử lý
data hiện nay chỉ là: “Có thể biết tình hình, và Xin hết!”

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.