SỨC MẠNH CỦA NHỮNG CON SỐ - Trang 181

Giả thuyết (3): Mức độ quan trọng (phương pháp 5 điểm) với Mức độ hài
lòng (phương pháp 5 điểm).

Bên cạnh đó, theo kinh nghiệm bản thân tôi thấy rằng, những người càng
cho rằng mình yếu xử lý số liệu, thống kê hay biểu đồ, thì nếu trình bày và
nắm bắt thông tin dễ hiểu bằng thị giác như vậy, sẽ càng dễ được người xem
tiếp thu và đánh giá cao hơn. Ý là, trong giao tiếp thì việc trình bày hiệu quả
chính là một vũ khí lợi hại.

Điểm mấu chốt

Có được thông tin phong phú, đầy đủ hơn từ hai yếu tố (tiêu điểm) bằng
“định vị”.

Tìm sự chênh lệch bằng cách “so sánh”

Để nắm được Vấn đề, phải xem data thế nào? (1)

Ở đây tôi xin được giới thiệu “làm thế nào” xem “phân bố” hay “độ lớn” để
tìm ra vấn đề.

Đầu tiên là “so sánh”.

Ở chương 2, tôi đã giới thiệu việc phân tích số liệu dựa vào bốn phép tính
theo giả thuyết kiểu WHAT, và cách tìm “tiêu điểm” để so sánh rồi. Sau khi
có được giả thuyết này, dựa vào đó ta sẽ so sánh và nắm được “vấn đề phát
sinh ở phạm vi nào”.

“Sẽ hiệu quả hơn nếu so sánh kết hợp cả hai tiêu điểm và ba quan điểm đã
nhận biết trước đó. Vì với cách làm matrix chéo 2 x 3 để nắm đặc trưng của
data này, ta có thể xác định được bây giờ mình phải so sánh cái gì với cái gì,
như thế nào, và còn cách so sánh nào khác không”.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.