SỨC MẠNH CỦA NHỮNG CON SỐ - Trang 185

Chỉ cần nhìn sơ qua, ta có thể thấy Khu vực B khác biệt so với các khu vực
khác.

Ở đây, khi so sánh tỉ suất (độ lớn) của sản phẩm bằng “snapshot”, ta thấy
được Khu vực B rõ ràng “khác biệt” so với các khu vực khác.

Bước tiếp theo, ta đi vào phân tích “tại sao chỉ có Khu vực B thì sản phẩm
mới như vậy”. Giai đoạn này mặc dù chưa đến phần phân tích, nhưng ít nhất
nếu so sánh với khi chỉ tạo biểu đồ Lợi nhuận thực tế tổng thể mà không
chia theo sản phẩm hay khu vực, có thể nói đã tiến được một bước gần tới
vấn đề thực sự đang tìm kiếm rồi.

Tôi xin nêu tiếp một ví dụ áp dụng điều này cho “định vị”:

Ta muốn kiểm chứng giả thuyết rằng ở trung tâm thể thao nào đó, “những
người sử dụng thường xuyên dụng cụ, thiết bị sẽ duy trì được sức khỏe tốt
hơn”. Tiếp đó ta tạo biểu đồ phân bố với trục tung là Tần suất đi bệnh viện,
trục hoành là Tần suất sử dụng thiết bị thể thao, và thử định vị các khách
hàng đó (hình 3-19).

Nghĩa là, ta chọn Người sử dụng có tần suất sử dụng cao và ổn định, nếu
thấy Sự phân bố của Tần suất sử dụng nhỏ, nghĩa là họ thường xuyên sử
dụng thiết bị thể thao. Vì vậy, ở đây trục hoành là “phân bố”, trục tung là
“tần suất sử dụng”.

Với kết quả này, ta có thể thấy một nhóm nhỏ khác biệt chính là “những
người có tần suất sử dụng ổn định (= phân bố ít), tần suất nhập viện thấp”.
Vậy tại sao những người này lại ít phải đi bệnh viện. Bước tiếp theo ta sẽ tập
trung vào nhóm này, để giải đáp thắc mắc rằng có phải họ ít đi bệnh viện là
do chỉ thường xuyên vận động ở trung tâm thể thao hay không, hay còn có
hoạt động gì khác nữa.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.