SỨC MẠNH CỦA NHỮNG CON SỐ - Trang 196

Mọi người khi xem cũng thử tham khảo hai điểm với ba phân tích ở hình 3-
23 nhé.

Yosuke: “Nếu so sánh với khi chỉ xem Doanh số thực tế thôi, thì mình nhìn
thấy được bao nhiêu là thông tin. Mình sẽ tổng hợp lại những gì đã biết khi
so sánh các cửa hàng với nhau. Nếu làm thế này, mình đã biết được vấn đề
lớn nhất lúc này là cửa hàng A, mà nếu chỉ nhìn giá trị bình quân hằng năm
đã không nhận ra.”

Điểm mấu chốt

Tìm thấy vấn đề khi chú ý vào điểm chênh lệch so với Giá trị chuẩn (bình
quân).

So sánh data “Nội hướng” và “Ngoại hướng”

Hãy xác định vị trí đang đứng khi phân tích

Cuối cùng ở phần so sánh data, ta hãy xem “so sánh với cái gì”, hay đối
tượng so sánh là gì.

Khi thu thập data dựa vào kết quả phân tích và chọn lựa “tiêu điểm” so sánh,
ví dụ như mỗi cửa hàng, hay mỗi sản phẩm, hãy lưu ý đến việc “nội bộ” hay
“bên ngoài”.

“Nội bộ” là chỉ việc ta so sánh những data nội bộ (bên trong công ty). Ví dụ
như so sánh giữa các cửa hàng, hay snapshot các sản phẩm trong công ty với
nhau. Với cách này, ta có thể tập trung vào phát hiện và xử lý các vấn đề nội
bộ.

Tuy nhiên trong kinh doanh, chắc chắn rất nhiều tình huống phải cạnh tranh
với đối thủ hay thị trường, trong trường hợp đó, nếu so sánh nội bộ hoàn
toàn không phù hợp, và sẽ “chỉ vô ích” mà thôi.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.