SỨC MẠNH CỦA NHỮNG CON SỐ - Trang 208

gửi. Nếu vẫn không được, từ Số lượng mail, ta có thể đổi sang Tần suất số
lần gửi trong một thời gian nhất định. Nghĩa là, sự thay đổi trong cách chọn
tiêu điểm để phân tích cũng được tăng lên. Đương nhiên không phải chỉ thay
đổi cho phù hợp với kết quả phân tích ta mong muốn, mà không cần biết nó
có ý nghĩa gì, điều quan trọng là như tôi đã giải thích, phải suy nghĩ để đưa
ra “giả thuyết” hợp lý.

Ở ví dụ này, ta đã có giả thuyết “khách hàng không “mặn mà” gì với lượng
DM (số mail) đã gửi” hay “Khách hàng không phản ứng gì với DM họ
xem”, nhưng ta phải đoán được chuyện gì đằng sau những chỉ tiêu đó. Cảm
nhận này chắc chắn sẽ nhạy hơn nếu gặp nhiều lần trong thực tế với tình
huống không phải lúc nào cũng có được data mình muốn.

Chỉ là ta cần phải suy nghĩ đến nhân lực và thời gian khi tìm kiếm data hay
phân tích, rồi chọn cách làm phù hợp. Việc phán đoán đó cũng là một điểm
quan trọng mà Người phân tích phải biết.

Tôi xin tổng hợp lại nội dung đến phần này như hình 4-4

Khi suy nghĩ vấn đề theo quy trình phân tích “Vấn đề” => “giả thuyết” =>
“phương pháp kiểm chứng” => “data cần”, ta sẽ không bị chệch mục tiêu và
bao quát vấn đề, nắm được cụ thể những data nào cần sử dụng, do đó bạn
hãy nhớ quy trình này nhé.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.