người mặc dù phần phân tích rất tốt, nhưng cách trình bày lại tệ hại khiến họ
bị tổn thất lớn. Nếu thế thì thật đáng tiếc!”
Yosuke: “Nghĩa là sao ạ?”
Takashima: “À, trước tiên cậu hãy tự mình làm cho tôi xem đã nào, rồi dựa
trên đó tôi sẽ góp ý cụ thể cho cậu biết. Nhưng không có nhiều thời gian
đâu, cậu hãy lưu ý điểm đó rồi cố gắng làm cho nhanh nhé”.
Yosuke: “Phía được cho xem… nếu vậy trước đây với vị trí người nghe,
mình từng có cảm giác chán và chẳng hiểu rõ phần trình bày là gì. Có lẽ
người trình bày chắc cũng không nhận ra đâu nhỉ. Nhưng mà, sao chuyện đó
lại thường xảy ra vậy nhỉ? Để bản thân khi trình bày không rơi vào hoàn
cảnh đó, thì phải chú ý điều gì?”
Những người phân tích nghiệp dư khi muốn trình bày kết quả của mình
Để có phần trình bày đứng trên lập trường “người tiếp nhận”
Nhiều người sau khi phân tích và có kết quả thường hay làm là nhìn lại lần
nữa kết quả phân tích, và bắt đầu nghĩ xem sẽ ghép nó lại như thế nào.
Trường hợp của Yosuke, có thể sẽ như sau.
(1) Giới thiệu kết quả có tiêu điểm là “độ lớn” và “phân tích”, vốn có được
khi phân tích để nắm rõ hiện trạng.