Trong biểu đồ 5-6, tiêu đề của biểu đồ thể hiện nội dung tương tự với cột
dọc. Điều được trình bày ở đây không phải là “biểu đồ so sánh số lượng
hàng bán” mà là “chỉ có đối thủ A là giảm dần trong quý 4”. Nhìn chung,
biểu đồ phía dưới hiệu quả hơn trong việc truyền tải thông điệp đến cho đối
phương.
Thể hiện luận cứ để đi đến kết luận
Nếu bạn trình bày kết luận mà bỏ qua phần luận cứ thì sẽ xuất hiện nghi vấn
về tính phù hợp và độ tin cậy của kết luận đó. Đây chính là vấn đề cần trình
bày ra quá trình tới mức nào để giữ cân đối cho cả bài.
Bằng việc thể hiện các ý tưởng đã được cơ cấu hóa, cũng như sự liên kết của
các vấn đề chính, để nâng tính hợp lý của kết luận lên một bậc. Thay vì một
bài thuyết trình chỉ diễn tả quá trình phân tích và dữ liệu thông qua các con
số, việc trình bày kết luận đạt được thông qua quá trình như thế nào bằng
con số và từ ngữ sẽ là một luận cứ quan trọng.
Trong trường hợp của Yosuke, trong khi vừa giới thiệu slide như hình 5-7,
bạn sẽ trình bày đối tượng ở phạm vi nào, kết luận đạt được như thế nào.