Khi muốn “trình bày bằng số liệu hay data”, có nhiều điểm các bạn nên chú
ý.
Ví dụ:
- Giảm sút nhưng là giảm “bao nhiêu”
- Giảm sút nhưng là giảm “so với chỗ nào”
- “Doanh thu” là “doanh số” hay “số lượng bán”
- Doanh số được tính ở phạm vi nào (sản phẩm, khu vực, khoảng thời gian)
Trong lúc những điểm này còn mơ hồ, bạn lại bị yêu cầu “Cậu hãy giải thích
bằng data đi”, thì bạn làm thế nào.
Chắc chắn một điều, bạn sẽ không thể trình bày bằng data được (không thể
giải thích bằng số liệu) nếu chưa làm rõ tất cả những điểm này.
Trước khi phân tích dữ liệu, ta sẽ không biết phải xem gì và bằng cách nào
nếu không định nghĩa được vấn đề. Khi xác định từng vấn đề một, chắc chắn
sự mơ hồ sẽ dần được xóa bỏ. Đây là một bước rất quan trọng.
Điểm mấu chốt
Giảm nguy cơ phải làm lại bằng cách làm rõ vấn đề đang gặp phải hay xác
định mục đích nhờ số liệu.
Yosuke: “Vậy à, chắc là sẽ không nắm được tình hình nếu không làm rõ đối
tượng rồi trình bày bằng số liệu, ví dụ như “So với năm ngoái, Doanh số bán
hàng giảm xx% từ giữa năm đến giờ”, nhưng mà mình không tự tin nếu lúc
nào cũng phải rõ ràng theo kiểu như vậy.”
“Matrix” nhằm xóa bỏ sự mơ hồ
Bí quyết để có “suy nghĩ” mang tính tích cực