SỨC MẠNH CỦA NHỮNG CON SỐ - Trang 50

Như vậy, không chỉ đơn giản là nắm rõ quy mô tổng thể, mà việc nắm rõ
khuynh hướng chung (đang tăng trưởng, hay có dấu hiệu xuống dốc) trước
khi phân tích chi tiết, cũng là cách hiệu quả cho việc phán đoán sau này.

Yosuke cũng vậy, việc nắm được quy mô bán hàng khu vực mình phụ trách,
quy mô từng cửa hàng, biến động theo mùa qua các năm,... chính là tiêu
chuẩn đánh giá chính xác mức độ ưu tiên, hay tầm quan trọng của sản
phẩm/cửa hàng được thể hiện ở kết quả phân tích kỹ lưỡng sau này.

Nếu có được “cái nhìn tổng thể” như nêu ở trên, ta có thể tránh được cái
nhìn hạn hẹp, giới hạn của bản thân.

Nếu chỉ có Big picture thôi, thì không thể thu thập được thông tin có giá trị.

Cũng có những điểm cần lưu ý trong lúc nhìn từ Big picture này.

Trong trường hợp sử dụng nhiều thông tin để tìm hướng giải quyết vấn đề gì
đó, nếu cứ đứng tại Big picture, ta sẽ bị bao vây bởi rất nhiều thông tin, lúc
nào cũng loay hoay với việc tạo biểu đồ, đồ thị cho tổng thể chung, sẽ khiến
ta dễ rơi vào tình huống mãi không tìm ra cách phù hợp và giậm chân tại
chỗ. Nguyên nhân là do khi có quá nhiều thông tin, ta như chìm vào trong
một cái “nồi thập cẩm”, dù có xem thế nào dưới góc độ nào, cũng không thể
biết được chi tiết bên trong (nghĩa là chưa vào được sâu và kỹ).

Như ở phần trước có đề cập, Yosuke mặc dù sử dụng data để vẽ các loại biểu
đồ khác nhau, nhưng chỉ ở mức độ “đã tăng, đã giảm” hay “cửa hàng nào có
doanh số cao nhất”, chính là tình huống này.

Vậy ở giai đoạn này phải làm gì, câu trả lời là còn tùy vào trường hợp,
nhưng thường là ta nên nắm được Độ lớn (quy mô) hay Sự biến đổi đó của
tổng thể trước. Sau khi đã nắm được, bước tiếp theo sẽ là “Nắm các điểm
chính yếu của vấn đề”.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.