Bạn đã từng trải qua cảm giác bứt rứt, vì lúc nào cũng làm một bản báo cáo
A3, trong đó có dán các biểu đồ rất đẹp thể hiện số liệu tổng thể từ nhiều
góc độ, nhưng kết cục cả bản thân cũng không hiểu mình muốn nói gì, và
không thuyết phục được người nghe. Nếu có, bạn phải đặc biệt chú ý điểm
này, vì nghĩa là bạn đang rơi vào tình huống loay hoay mãi ở Big picture
đấy.
(2) Nắm được điểm chính của vấn đề - (3) Phân tích nguyên nhân chính
Tiếp theo là phân tích data, và nắm được các dấu hiệu của vấn đề.
Sau đó, phân tích sâu hơn các phần đó để tìm ra nguyên nhân chính “Tại sao
lại như thế”.
Sau khi biết được nguyên nhân chính, tiếp theo là suy nghĩ để tìm hành động
phù hợp nhằm giải quyết và cải thiện vấn đề. Trong kinh doanh, mục đích
chính của ta không phải chỉ là nắm rõ tình hình, biết được nguyên nhân thôi,
mà “hành động và đem lại kết quả” mới là mục đích chính.
Tuy vậy có thể nói, việc phân tích data không có mục tiêu rõ ràng, sẽ rất ít
có khả năng tự nhiên tìm thấy “điểm chính của vấn đề” hay “nguyên nhân
chính”. Vì nếu không suy nghĩ trước khi phân tích, thì khả năng tìm thấy và
không tìm thấy là như nhau.
Do vậy, để phân tích data hiệu quả thì cần phải xây dựng “giả thuyết”. Về
phần “giả thuyết” này tôi xin được trình bày ở chương tiếp theo.
Điểm mấu chốt
Hãy suy nghĩ đến giả thuyết trước khi bắt đầu phân tích data.
Chương 1
Những điểm cần làm để “suy nghĩ bằng số liệu - dữ liệu”