SỨC MẠNH CỦA NHỮNG CON SỐ - Trang 68

Tôi thường hay nghe nhiều người than như vậy, đối với các vấn đề trước mắt
nhưng lại không biết cách nào để vượt qua, chẳng hạn như “không biết bắt
đầu từ đâu”, “không biết dùng data gì” hay “đã bắt đầu làm rồi, nhưng
không biết mục tiêu là gì”.

Nếu như không có được sự liên kết giữa “vấn đề/mục đích” và “phân
tích/data” thì chắc chắn các bước tiếp theo không thể đi tiếp được.

Ở trường hợp của Yosuke, “vấn đề/mục đích” chính là “doanh số giảm sút từ
cách đây nửa năm”. Bước kế tiếp là lập giả thuyết có khả năng xảy ra cho
vấn đề này chẳng hạn như: “Việc đó xảy ra ở đâu, tại sao lại bị như vậy?”

Bằng việc nhận biết chính xác vấn đề hay mục đích, kết hợp với data và
phân tích “cần thiết”, ta có thể thoát khỏi tình trạng bế tắc và phần phân tích
cũng sẽ chính xác.

Yếu tố đóng vai trò “kết nối” đó chính là “giả thuyết” (hình 2-6)

Đối với yêu cầu “tôi nghe nói doanh số sụt giảm từ cách đây nửa năm, cậu
phân tích vấn đề đó bằng data rồi gửi lên cho tôi”, Yosuke không nghĩ ngợi
gì và sử dụng doanh số bán hàng trong sáu tháng qua để vẽ đồ thị, “Vâng,
em đã xong rồi ạ” rồi đưa kết quả mà chẳng có lấy một giả thuyết nào. Nếu
nhìn kết quả này, chỉ có thể nói đơn giản là đã xử lý data (kết quả) trong quá
khứ, nhưng sẽ không biết cái gì xấu, và tại sao lại thế, do đó xem như nó
không có giá trị gì lớn cả.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.