Khi xem phần phân tích tôi đã làm dựa theo tư duy linh động như vậy, tôi
cảm thấy “mình thật sự đã rất động não rồi”, và nếu làm kỹ đến thế, chắc
chắn sẽ giành được sự tin tưởng của mọi người.
Quan trọng là, nếu gặp phải tình huống “không có data”, ta không buông
xuôi, mà hãy nghĩ vấn đề sâu xa, và linh động hơn để tiến lên, thì nhiều khả
năng sẽ tìm thấy câu trả lời.
(2) Thử thay Giá trị bằng Tỉ lệ
Không chỉ sử dụng data như thế thôi, ta có thể tạo ra data mới bằng việc
chuyển Giá trị đó sang Tỉ lệ.
Ví dụ, giả sử ta chỉ có số liệu doanh số của một cửa hàng. Giờ ta kết hợp với
số liệu liên quan Doanh số như diện tích, lượng khách ghé, hay câu hỏi nhận
được từ khách hàng. Bằng việc kết hợp này, ta có thể lấy được số liệu “mới”
thể hiện “doanh số/diện tích cửa hàng” hay “doanh số/ mỗi khách hàng ghé
đến” hoặc “doanh số/câu hỏi, thắc mắc gửi về”.
Những điểm lưu ý khi chuyển sang data Tỉ lệ như thế nào, tôi xin gợi ý như
sau:
1) Nghĩ xem Giá trị liên quan đến data gốc là gì
Ở ví dụ trước, ta có thể dễ dàng biết được sự thay đổi của “Doanh số” dựa
vào Lượng khách và Diện tích quầy hàng.
2) Nghĩ xem trong trường hợp để nguyên số liệu gốc rồi so sánh, Tiền đề
có bị lệch không.
Ở ví dụ trước, ta thấy rằng nếu diện tích quầy hàng, hay lượng khách khác
nhau, giữa các cửa hàng với nhau sẽ khó so sánh “Doanh số” nếu chỉ sử
dụng số liệu gốc.
3) Đổi thông tin Định tính sang Định lượng (hình 2-14)