bản nháp, bạn sẽ sắp xếp lại những ghi chú của mình sau khi cuộc nói
chuyện hay bài thuyết trình kết thúc.
6. Lắng nghe với đầu óc cởi mở
Những từ ngữ khơi dậy cảm xúc tiêu cực rất dễ khiến ta phân tâm.
Nhưng suy cho cùng thì chúng cũng chỉ là từ ngữ, hãy cố gắng xem xét
chúng với cái nhìn khách quan.
Lắng nghe tích cực, bạn có thể hiểu cách nghĩ của người khác. Qua đó
bạn sẽ dễ tương giao và thấu hiểu họ hơn chứ không vướng vào những bất
đồng cảm xúc.
7. Khai thác triệt để công năng của bộ não – tốc độ tư duy chớp
nhoáng
Tốc độ tư duy của bộ não nhanh hơn tốc độ nói từ 4 đến 10 lần. Nghĩa là
trong khi lắng nghe, bạn vẫn còn rất nhiều thời gian rỗi để tận dụng công
năng của não bộ. Suy nghĩ cẩn trọng, chú ý đến ngôn ngữ cơ thể của người
khác, nắm bắt ý nghĩa hàm chứa trong câu nói; rồi sắp xếp, tóm tắt, phân
tích và ghi chép lại nội dung nghe được bằng Bản đồ Tư duy.
Cách này sẽ giúp bạn trở thành người lắng nghe chủ động và biết quan
tâm đến mọi người – mẫu người mà ai cũng thích kết bạn.
8. Đánh giá nội dung, chứ không đánh giá cách truyền tải
Nếu bạn không phải là giám khảo trong cuộc tranh tài hùng biện thì hãy
tập trung vào nội dung được nghe, như những người có Trí tuệ Xã hội
thường làm, thay vì săm soi chỉ trích, đánh giá tiêu cực những thiếu sót
trong phương pháp hay phong cách truyền đạt của người nói.