SỨC MẠNH CỦA TRÍ TUỆ XÃ HỘI - Trang 42

thân mình nổi bật trong trí nhớ khách hàng, theo cùng cách anh ta trở nên
nổi bật trong trí nhớ của bạn vào lúc này!

Trở lại với bản thân, bạn phải biết bạn đang “bán” cái gì, và tin vào “sản

phẩm” – tức là bạn phải tin vào chính mình, tin vào khả năng của mình.

Tạo dựng mối quan hệ

Tạo dựng mối quan hệ thực sự là một phần của việc tự thể hiện bản thân.

Đây là khuynh hướng hết sức tự nhiên của những người có Trí tuệ Xã hội.

Ta nên tiếp cận với mọi người theo cách như thể họ là những người quan

trọng đối với cuộc đời mình, bởi vì ta thường có khuynh hướng đối xử tôn
trọng và trân quý mối quan hệ tình cảm với những người thân quen.

Sợ sai!

Một trong những nỗi sợ hãi lớn nhất của con người là sợ nói hớ, nói sai

thời điểm và bị người khác khước từ. Chẳng hạn, bạn gọi điện cho một
người bạn để trò chuyện nhưng anh/cô ấy đột nhiên nói năng nghe cộc lốc,
bảo rằng giờ không thể nói chuyện tiếp, rồi cúp máy cái rụp. Đương nhiên
là bạn cảm thấy bối rối và tổn thương. Song, với Trí tuệ xã hội ngày càng
phát triển, bây giờ bạn biết cách xử lý những tình huống như thế này.

Đừng vội suy diễn lung tung!

Hãy đặt mình vào vị trí của người khác và hiểu rằng người bạn kia đang

cuốn quýt lên vì: con anh/cô ta đang phát sốt, sếp vừa “quẳng” một đống
việc lên bàn với thời hạn hoàn thành hoàn toàn vô lý, chuông cửa mới
reo… Với những lý do ấy, chẳng có gì ngạc nhiên khi anh/cô ấy không
muốn dừng lại công việc để tiếp chuyện bạn!

Theo cách tiếp cận mang tính Trí tuệ Xã hội, hãy chủ động hỏi trước

xem liệu đây có phải là thời điểm thích hợp để trò chuyện. Thế rồi bạn bè
của bạn sẽ đánh giá cao sự chu đáo này, bạn sẽ nhận được câu trả lời đầy
nhiệt thành. Và khi bạn gọi lại, sẽ có một cuộc đối thoại thân tình, thoải
mái hơn!

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.