SỨC MẠNH CỦA TRÍ TUỆ XÃ HỘI - Trang 40

sửa xe, hay một cuộc họp bàn đánh giá công việc với sếp, những cuộc đối
thoại mang tính Trí tuệ Xã hội đều có chung một số nguyên tắc như sau:

■Luôn tôn trọng nhau; không bao giờ lên giọng với người khác; đối xử

với mọi người theo cùng cách mà mình mong muốn được đối xử.

■Nhận ra kết quả muốn đạt được từ cuộc đối thoại – chẳng hạn như, chia

sẻ tin tức cho nhau; chữa đúng “bệnh” cho chiếc xe của bạn; trao đổi cởi
mở về mục tiêu công việc và hiệu năng công việc của bạn v.v.

■Sử dụng ngôn ngữ thích hợp cho từng tình huống cụ thể. Chẳng hạn,

cuộc chuyện trò với người bán hàng sẽ có ngữ điệu tự nhiên và thân thiện;
người thợ sửa xe cần biết những thông tin chính xác về tình trạng hoạt động
của chiếc xe; sếp của bạn sẽ đánh giá cao một cuộc đối thoại đi thẳng vào
chuyên môn công việc, cung cấp đầy đủ thông tin thể hiện năng suất làm
việc của bạn và mức độ hoàn thành những mục tiêu đã đặt ra.

Thuyết trình

Trao đổi nhóm, hay thuyết trình cũng được xem là đối thoại với nhiều

người cùng một lúc. Mặc dù thông thường mọi người không đóng góp ý
kiến phản hồi trong lúc bạn đang trình bày, nhưng tất nhiên bạn sẽ nhận
được những phản hồi từ họ thông qua ngôn ngữ cơ thể và phản ứng của họ
về những điều bạn nói (cười, những tiếng rì rào đồng ý hay không đồng ý
v.v.).

Bạn có còn nhớ nguyên lý Những điều đầu tiên sẽ xuất hiện trước

Những điều sau cùng cũng rất đáng nhớ? Não người thường nhớ những gì
xảy ra tại thời điểm bắt đầu và kết thúc hơn là những gì xảy ra ở khoảng
giữa. Vì vậy hãy đưa ra những điểm quan trọng nhất vào lúc bắt đầu và kết
thúc bài nói chuyện của bạn. Tất nhiên nguyên lý này cũng có thể vận dụng
cho mọi hình thức đối thoại!

Hãy làm nổi bật những điểm quan trọng nhất. Trong một vài trường hợp,

bạn có thể kể những câu chuyện minh họa để nhấn mạnh thêm cho ý tưởng.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.