SỨC MẠNH CỦA TRÍ TUỆ XÃ HỘI - Trang 39

Ví dụ, khi được hỏi bạn đã đi du lịch ở đâu trong năm nay, bạn có thể

đáp gọn lỏn rằng bạn đã ở Malta hai tuần (chấm hết!), hoặc bạn trả lời là
bạn đã ở Malta hai tuần, tuần đầu tiên bạn thuê hẳn một chiếc xe để đi tham
quan quanh đảo, ngắm nhìn thành phố cổ và các căn cứ Thập tự chinh. Rồi
bạn dành ra tuần thứ hai nghỉ ngơi thư giãn ở một làng chài nhỏ, ngắm mặt
trời mọc mỗi sáng và tận hưởng bầu không khí nơi đây. Sau đó bạn có thể
hỏi người đối thoại với mình xem họ đã từng đến Malta chưa.

Nếu người kia cũng có Trí tuệ Xã hội như bạn, họ có thể trả lời “Có”, họ

cũng từng đến Malta và đặc biệt thích bãi biển/bến cảng/thời tiết tốt/những
công trình kiến trúc địa phương; hoặc “Không”, chưa từng đến Malta
nhưng đã đến Crete/Cyprus/Ý/Hy Lạp…

Bằng cách này, cuộc đối thoại sẽ được tung hứng giữa hai người chứ

không phải là một màn “độc diễn”.

Lắng nghe tích cực!

Một trong những nỗi khiếp sợ của nhiều người khi tham dự tiệc tùng và

các buổi họp mặt đó là cảm giác buồn chán. Thật sai lầm khi nghĩ rằng
cuộc sống của họ đâu có gì thú vị hay họ chẳng có ý tưởng hay ho nào để
chia sẻ.

Đừng nên lo lắng. Hãy ôn lại những kỹ năng lắng nghe ở chương trước.

Mỗi lần thì chỉ có một người nói. Bạn càng là người lắng nghe thông minh
và đầy cảm thông bao nhiêu, người đối diện sẽ muốn nói chuyện với bạn
nhiều bấy nhiêu.

Hãy nhớ tỷ lệ 2 tai: 1 miệng!

Những nguyên tắc cơ bản trong đối thoại

Người mạnh về Trí tuệ Xã hội luôn cảm thấy mình có thể chuyện trò một

cách dễ dàng và thoải mái với mọi dạng người trong mọi tình huống.

Không quan trọng đó là một cuộc trò chuyện xã giao với người bán hàng,

một cuộc trao đổi về những vấn đề liên quan đến chiếc xe của bạn với thợ

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.