SỨC MẠNH CỦA TRÍ TUỆ XÃ HỘI - Trang 37

hội, bây giờ bạn cũng biết nếu bạn khiến ai đó cảm thấy họ thật quan trọng,
tự động họ sẽ trở nên thân thiện và sẵn sàng hỗ trợ bạn.

Có nhiều hình thức đối thoại khác nhau – từ những cuộc chuyện trò tán

gẫu với bạn bè, những cuộc trao đổi ngắn mang tính xã giao tại các buổi
tiệc, cho đến những buổi nói chuyện về công việc với sếp. Nhiều người có
thể làm chủ những cuộc đối thoại bàn về công việc mà không gặp bất kỳ trở
ngại nào, nhưng lại “khô khan”, không “nặn” ra được lời nào để nói khi gặp
người lạ. Và cũng có người vui vẻ trò chuyện trong nhóm nhỏ, nhưng lại
bủn rủn tay chân khi nghĩ đến việc đứng nói trước đám đông.

Sau đây là một số bí quyết giúp cho cuộc đối thoại diễn ra tốt đẹp, hiệu

quả và có lợi cho tất cả mọi người tham gia. Chúng ta sẽ cùng xem xét cách
thể hiện bản thân với người mới quen, cách tạo dựng mối quan hệ, và cả
cách vượt qua nỗi sợ nói điều sai!

Nói ít, hiệu quả cao

Nhiều người nhận thấy thật khó mà “kiệm lời” ở những buổi hội họp xã

giao vì lo rằng sẽ chẳng có gì thú vị, rồi người đối diện sẽ nghĩ là họ ngốc
nghếch và nhàm chán, thế là cuộc đàm thoại phải dừng lại trong bầu không
khí im lặng đến khó xử.

Những gợi ý sau sẽ giúp bạn không bao giờ cảm thấy vướng mắc, “bí”

lời trong một bữa tiệc!

Lập sẵn kế hoạch và chuẩn bị thông tin

Hãy tìm đọc những bài viết về nghệ thuật hoặc điểm tin thể thao, chúng

sẽ cung cấp cho bạn nguồn chủ đề mới để nói, và đảm bảo rằng nếu cuộc
đối thoại có chuyển sang chủ đề về giải thi đấu tennis diễn ra gần đây nhất,
một cuộc triển lãm tranh, hay một bộ phim “bom tấn” đang trình chiếu thì
bạn đều có thể tự tin góp chút lời.

Tương tự như vậy, nếu bạn biết người nào sẽ có mặt tại sự kiện sắp tới,

hãy cố gắng hỏi thăm những mối quan tâm của họ để có thể tìm hiểu kỹ về

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.