những ký ức của họ về ta cũng mang màu ảm đạm. Tất nhiên điều tương tự
cũng diễn ra đối với ta!
Do vậy, hãy chỉ tích lũy trong ngân hàng ký ức những kỷ niệm đẹp và
tích cực.
Sự lựa chọn là ở chính bạn…
Nói “Không” một cách khéo léo
Dẫu đã biết Những điều sau cùng cũng rất đáng nhớ, nhưng làm thế nào
để nói “Không” với người khác mà vẫn giữ lại ấn tượng tích cực sau cuộc
gặp gỡ?
Bí quyết ở đây là từ chối lời đề nghị một cách nhã nhặn, khéo léo nhưng
vẫn đầy quả quyết để người kia nhận ra rằng “Không” có nghĩa là
“Không”, chứ không phải là “Nếu bạn thuyết phục tôi thêm chút nữa thì tôi
sẽ nhượng bộ để giữ hòa khí” – dù cho đó là lời đề nghị làm việc muộn vào
ban đêm, hẹn hò v.v.
Hãy giải thích thêm tại sao bạn không thể nói “Có” (do bận bịu, do bạn
đã có cuộc hẹn khác v.v.). Hoặc là đưa ra một lựa chọn thay thế (chẳng hạn
như bạn không muốn tham gia cuộc chạy ở trường vào ngày mai, nhưng
bạn có thể thực hiện vào tuần tới), vì thỏa hiệp là chìa khóa để đạt được
thành công trong thương lượng! Tuy nhiên, nếu có thể, chỉ cần nói rằng bạn
không muốn – đó là quyền của bạn!
Hãy vận dụng Trí tuệ Xã hội, cho họ biết bạn hiểu lời đề nghị của họ và
xin lỗi vì không thể giúp được. Một lời từ chối khéo chứa trong đó thái độ
cảm thông, quan tâm thường để lại ấn tượng tốt hơn là một lời chấp thuận
miễn cưỡng.
Nghệ thuật đối thoại
Mục đích của đối thoại là kết nối với người khác để trao đổi ý tưởng,
thông tin, và trên hết là làm họ cảm thấy họ đặc biệt. Nhờ vào Trí tuệ Xã