SỨC MẠNH CỦA TRÍ TUỆ XÃ HỘI - Trang 87

Chúng ta đều biết mình nên nói điều gì đó, nhưng lại chẳng biết dùng lời

nào để chia sẻ sao cho nghe không sáo rỗng hay thiếu thật lòng. Bởi vì
chúng ta sợ “xôi hỏng bỏng không” và lúng túng khi hình dung ra phản ứng
của họ, cho nên kết cục là chúng ta chẳng nói hay làm gì cả.

Dù chỉ là vài dòng cho biết rằng bạn đang nghĩ về họ và gia đình của họ

nhưng hành động nhỏ ấy lại được người nhận đánh giá cao. Thật sự là
những lời này chẳng quan trọng lắm, chính sự quan tâm được gửi gắm
trong đó mới quan trọng. Chỉ cần biết có người đang nghĩ đến bạn trong lúc
bạn gặp khó khăn thì cũng đã là một niềm an ủi lớn.

Ngoài ra, bạn cũng có thể gửi hoa, chủ động mở lời sẵn sàng giúp đỡ một

cách thiết thực (đưa đón con cái người đó đi học, mang thức ăn đến…), trao
một cái ôm đầy cảm thông ngầm bảo rằng người ấy không hề đơn độc (điều
mà rất nhiều người cảm thấy trong lúc bị khủng hoảng tinh thần)… nói
chung là những việc trong tầm tay bạn.

Rèn luyện Trí tuệ Xã hội

1. Lên kế hoạch cho những sự kiện đặc biệt

Vào đầu năm mới, khi bạn lên kế hoạch cho những việc sẽ thực hiện

trong năm, hãy nghĩ đến các lễ kỷ niệm mà bạn muốn tham dự. Đánh dấu
lại những ngày sinh nhật, ngày kỷ niệm, những ngày đặc biệt mà bạn quan
tâm.

Viết hết vào sổ nhật ký với nhiều màu sắc hay hình ảnh để làm cho

những ngày này dễ nhớ, và bắt đầu lên kế hoạch tổ chức. Hãy nghĩ đến
những điều đặc biệt bạn có thể thực hiện nhằm làm cho những dịp như thế
này trở nên thú vị hơn đối với những người có liên quan.

2. Tìm hiểu sự khác biệt về văn hóa

Hãy bắt đầu tìm hiểu những khác biệt trong hành vi ứng xử giữa các nền

văn hóa. Ví dụ, ở một số nơi, người ta than khóc trong đám tang, trong khi
ở những nơi khác họ lại tổ chức lễ mừng. Một số nơi xem màu trắng là màu

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.