3
canô dĩ nhiên hiện đại hơn xuồng ba lá, nhưng cơ bản vẫn dùng
thủy lộ để tới lui. Nhìn canô taxi lượn qua lượn lại trước mặt, bỗng
dưng tôi nhớ tới nh ng ngày Sài Gòn ngập nước, bỗng phì cười khi
hình dung mình đang lái chiếc taxi này chở khách (chắc hốt bộn bạc
chứ chẳng chơi!).
Người ta đã nói và viết quá nhiều về Venice, vì một “thiên đường
trên mặt nước” với 118 hòn đảo chia cắt bởi 150 kênh đào và nối
nhau bằng 400 cây cầu quả là rất đáng viết. Hiển nhiên du khách
không thể thấy cùng lúc các kênh đào và các cây cầu vì tất cả bị các
tòa nhà che khuất nhưng cứ đi khoảng chục mét lại gặp một cây
cầu, và nếu các kênh giao nhau thì chúng ta có thể thấy hai hoặc ba,
bốn cây cầu ở tứ phía cùng một lúc. Cây cầu nổi tiếng nhất Venice
hẳn phải là cây cầu có tên là cầu Than Thở (Bridge of Sighs). Cây
cầu này xây năm 1605, vắt ngang qua con kênh Rio di Palazzo, một
đầu là Dinh Tổng trấn đầu kia là nhà tù. Hồi xưa, phạm nhân sau khi
bị xét x và tuyên án bên Dinh Tổng trấn được giải qua chiếc cầu
này để vào nhà tù, cho nên cây cầu ngắn ngủn này là sợi chỉ mỏng
manh nối gi a hai thế giới. Khi đứng ngắm cây cầu định mệnh này,
tôi bỗng rùng mình, không biết vì gió đầu đông mang theo hơi nước
luồn vào cổ áo hay vì tôi đang liên tưởng đến cây cầu Nại Hà nối
liền cõi sống và cõi chết trong Phật điển phương Đông.
Ngoài nh ng tượng đài hùng vĩ được xây nên bởi người Roma
cổ đại, nước Ý - được coi là chiếc nôi của phong trào Phục hưng
- có vô số nh ng công trình kiến trúc và điêu khắc (chưa kể hội
họa) tuyệt vời, cho nên đi trên đất Ý thiệt là mỏi cẳng vì nh ng điểm
cần để mắt nhan nhản khắp nơi trên đường phố. Nước Ý nhiều báu
vật nghệ thuật đến mức người dân chẳng buồn để ý (vì sống với
chúng hằng ngày) còn ngân sách Nhà nước thì chẳng đủ sức bảo
quản (vì có quá nhiều tác phẩm nghệ thuật cần phục chế - người ta
nói rằng Ý là quốc gia có số lượng các kiệt tác tính trên cây số
vuông nhiều hơn bất cứ quốc gia nào khác: chỉ tính sơ sơ nước Ý
có khoảng 30.000 nhà thờ Thiên Chúa giáo, 20.000 lâu đài và 3.000
địa danh lịch s ). Nghe mà thèm! Hiện nay Chính phủ Ý phải quyên
tiền trong nhân dân để tu bổ và phục chế (chắc giống như kiểu “xã
hội hóa” của Việt Nam!) chứ một mình Bộ Di sản Văn hóa gánh