4
5
Trang phục dành cho phụ n phong phú về kiểu dáng, đa dạng
về chủng loại, lại thay đổi liên tục. Trong khi đó, trang phục của
đàn ông về cơ bản không biến đổi nhiều qua thời gian. Từ khi Âu
phục xuất hiện ở Việt Nam, gần một thế k qua cách ăn vận của các
đấng mày râu về cơ bản vẫn không có gì khác: quần tây dài, áo sơ
mi; có biến tấu gì đi n a vẫn không thoát khỏi kiểu dáng đã được
“cổ điển hóa” đó. Quần gin áo pull chỉ là biến tướng về mặt chất liệu,
chứ không đột phá về mặt quy cách. Đi các nước, thấy đàn ông
nhiều nơi trên thế giới hầu hết cũng đều ăn mặc giống nhau, nghĩa
là giống y chang đàn ông xứ ta.
Phụ n thì khác, về s đổi mới trong ăn mặc, phụ n “nổi loạn”
hơn nhiều. Và nếu bạn tin có một cuộc cách mạng trong ăn mặc,
điều đó chỉ có thể xảy ra trong thế giới quý bà. Bikini ở thập niên 40
là một ví dụ. Chỉ phụ n Việt Nam thôi đã có thể liệt kê: áo dài, áo tứ
thân, áo bà ba, quần tây áo sơ mi, các loại váy, yếm… Riêng áo dài
và váy thôi, đã nhiêu khê qua từng biến thiên: cổ cao, cổ thấp, xẻ
nách, xẻ sườn, váy túm, váy quét, váy cộc, váy dài. Ngay chiếc áo
sơ mi của phụ n cũng “biến động” hơn áo cùng loại của đàn ông:
hở ng c, hở rốn, ôm mông, giả bầu… Thậm chí chiếc quần là vật
che thân nhạy cảm nhất, tưởng không có lý do gì để co dãn, cũng
đã bắt đầu trễ xuống…
Mẫu mã, kiểu dáng ngày một đa dạng, đổi thay liên tục, làm sao
một phụ n không bồn chồn mua sắm khi chị hàng xóm, cô đồng
nghiệp lượn lờ trước mặt với nh ng kiểu áo kiểu quần mới lạ từng
ngày.
Như vậy, trong khi đòi hỏi quan trọng nhất trong ăn mặc của các
ông là lịch s , gọn gàng thì tiêu chí về trang phục phụ n còn đi
xa hơn (và cao hơn): còn phải đẹp, thậm chí hơn cả đẹp: phải
mới lạ. Chỗ này, đàn ông không nên so bì với các bà các cô. “Trai tài
gái sắc”, ông bà đã tổng kết rồi, nhan sắc với phụ n là một giá trị,
mặc dù sau đó ông bà cẩn thận dặn thêm “Cái nết đánh chết cái
đẹp”. Nhưng khi cái đẹp chưa chết thì nó vẫn có quyền làm cho
mình đẹp hơn.