3
không màng danh lợi. Có khi thi bá họ Lý buộc phải dùng tới ngôn từ
thô lậu “phủi đít ra đi” cũng nên!
Nói lan man nãy giờ, cũng chỉ cốt để kết luận rằng trang phục
ngày nay khác xưa nhiều quá. Có lẽ trên đời không có gì biến đổi
nhanh hơn trang phục. Thay đổi một cách nghĩ chẳng dễ, thay đổi
một cách cảm càng vô cùng khó, nhưng thay đổi một cách ăn mặc
lại quá sức t nhiên. Xuất xứ của cụm từ “à la mode” vì vậy hẳn có
nguồn gốc từ chuyện ăn mặc. Tất nhiên “thời trang” không phải là
lãnh địa dành riêng cho phụ n . Nhưng trong th c tế, chúng ta có
thể kết luận mà không cần phải uốn lưỡi quá nhiều rằng ngành thời
trang được sinh ra chủ yếu vì quý bà và cho quý bà.
Trên đại thể, phụ n nào cũng bận tâm đến trang phục. Sắm s a
quần áo, mũ nón, giày dép có lẽ là nhu cầu thiết thân và thường
tr c của mọi phụ n . (Từ ngày xứ ta bắt buộc đi xe máy phải đội
nón bảo hiểm thì mối quan tâm của phụ n đến mũ nón sụt giảm
đáng kể). Vào siêu thị hoặc một khu mua sắm nào đó, không cần
giỏi quan sát ta cũng dễ dàng nhận ra chốn thu hút phụ n nhiều
nhất là các gian hàng quần áo.
Làm đẹp. là bản tính của phụ n . Chúng ta vẫn thường gọi phụ
n là “phái đẹp” đấy thôi. Cách gọi đó bao hàm thái độ chấp nhận
ước muốn làm đẹp của phụ n là nhu cầu t nhiên, ít ra là để chứng
tỏ họ xứng đáng với m từ mà cánh mày râu gọi họ.