SƯƠNG KHÓI QUÊ NHÀ - Trang 6

3

khi đến ba, bốn ngày) đến khi quả thị mềm đi mới bóc ra ăn, rồi tách
vỏ thị thành nhiều cánh xếp lên tường dán thành nh ng bông hoa.
Trong truyện Mắt biếc, tôi từng bồi hồi nhớ lại “Nh ng mảnh vỏ thị
được bóc khéo khi dán lên bàn hoặc lên tường trông giống hệt một
bông hoa, có khi là hoa quì, có khi là cúc đại đóa, có khi là một loài
hoa không tên nào đó màu vàng. Người lớn lẫn trẻ con làng tôi đều
thích trò này. Mỗi năm, đến mùa thị chín, trên nh ng bức vách và
nh ng cánh c a của các ngôi nhà trong làng lại bỗng nhiên xuất
hiện vô số nh ng bông hoa vàng. Nh ng bông hoa này hẳn nhiên
do nh ng tay nghịch ngợm nào đó lén dán lên vào tối hôm trước
nhưng rồi người ta cứ để mãi, chẳng ai buồn gỡ xuống, kể cả chủ
nhà, chỉ có thời gian và mưa gió mới làm chúng tróc đi. Trong thời
gian đó, khách đến làng tôi có cảm giác như đi gi a một rừng hoa
mênh mông và vàng r c. Ngay cả lũ bướm cũng bị lầm. Chúng cứ
lượn quanh trước các ngôi nhà từ sáng đến chiều, mãi đến khi trời
sụp tối, chợ Đo Đo đã lên đèn, bấy giờ đói meo và thất vọng, chúng
mới buồn rầu đập cánh bay đi”. Bà Kato Sakae, người dịch tác
phẩm Mắt biếc sang Nhật ng , rất thích hình ảnh này. Lần nào qua
Việt Nam, bà cũng hỏi tôi về quả thị. Rốt cuộc tôi phải nhờ bạn bè
tìm cho bà vài quả, hướng dẫn bà cách bóc vỏ thị làm hoa trên
tường, lúc đó bà mới thôi nằn nì.

Thị không phải là loại trái cây để ăn no bụng như mít, xoài, mãng
cầu hay đu đủ, trừ khi quá đói. Bởi th c ra, nó không phải là loại
trái cây ngon. So với hương thơm ngào ngạt thỏa mãn khứu

giác, nh ng cánh hoa vàng làm từ vỏ thị thỏa mãn thị giác thì cái vị
ngòn ngọt, chan chát của quả thị rõ ràng không đáp ứng đòi hỏi
nghiêm túc của vị giác. Đó là loại trái cây để ng i, để ngắm, để chơi,
chứ không phải để ăn. Ngay cả cách “thu hoạch” thị cũng khác: Hồi
bé, cạnh ngôi trường làng tôi học có một cây thị già, nhưng tôi nhớ
hầu như không đứa học trò nào trèo cây hái quả. Trẻ con hái ổi, hái
mận, hái xoài, nhưng không hái thị. Chúng tôi chờ thị rụng để thi
nhau nhặt, có khi đánh nhau đến bươu đầu sứt trán để giành giật
nh ng quả thị đôi khi dập nát. Nhặt thị rụng là một trong nh ng trò
chơi thú vị của chúng tôi hồi đó. Và vật nhau đến rách áo, chỉ để
nhặt thị về chơi, để xuýt xoa mùi thơm chứ không phải để ăn. Tất
nhiên, cuối cùng rồi cũng ăn, nhưng ăn không phải là mục đích đầu

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.