trầm, hồi thật là không thiếu thứ gì. Trên đất liền, nhà cửa phố xá san sát,
khang trang. Đường đi lại lát gạch, lát đá sạch sẽ mát mắt….Cảnh dân
theo đạo Thiên Chúa trốn chui, trốn nhủi như ở ngoài Bắc Thành, Kinh
Thành, ngoài Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, vào đây không thấy.
Cha truyền giáo vẫn đi lại bình thường trên đường phố. Tôi thật mừng.
Mình làm quan thấy dân vui là mình vui.Làm quan chỉ biết vui phần
mình thật đáng trách.”
Năm 1822 một phái đoàn Anh do ông Crawfurd dẫn đầu có đến yết kiến
Ngài Tổng Trấn. Trong dịp này Crawfurd thú nhận:
“Đây là lần đầu tiên tôi tới Saigun (Sài Gòn) và Pingeh (Bến Nghé). Và tôi
bất ngờ thấy rằng nó không thua gì kinh đô nước Xiêm. Về nhiều mặt trông
nó còn sầm uất hơn, không khí mát mẻ hơn, hàng hóa phong phú hơn, giá
cả hợp lý hơn và an ninh ở đây rất tốt, hơn nhiều kinh thành mà chúng tôi
đã đi qua. Tôi có cảm giác như đây là một vương quốc lý tưởng.”
Sau đó ông còn ghi lại trong quyển nhật ký của ông về những sinh hoạt của
thành phố Sài Gòn lúc đó và tiếng tăm của Ngài Tổng trấn như sau:
“Thành phố Saigun không xa biển, có lẽ cách độ 50 dặm; thành phố
Pingeh (Bến Nghé) gần đó cách thành phố Saigun độ 3 dặm. Dinh Tổng
trấn khá đồ sộ và uy nghiêm. Các thành trì nằm ở bờ sông An Thông hà.
Nơi đây buôn bán sầm uất. Dân xiêu tán tới đây được Tổng trấn cho nhập
hộ tịch, qua một hai đời đã trở thành người Gia Định. Đông nhất nơi đây
là dân Trung Hoa. Các dân tộc nơi đây được nhà nước bảo hộ và họ đều có
nghĩa vụ như nhau. Tất cả đều được sống trong bầu không khí an lành.
Trộm cướp không có. Người ăn mày rất hiếm. Tổng trấn rất nhân từ, tha cả
bọn giặc, bọn phỉ, bọn trộm cướp ăn năn. Nhưng ông lại rất tàn bạo với
bọn cố tình không chịu quy phục triều đình. Chưa ở đâu kỷ cương phép
nước được tôn trọng như ở đây. Một vị quan nhỏ ra đường ghẹo gái cũng
bị cách chức lưu đày. Một đứa con vô lễ chửi mẹ Tổng Trấn biết được cũng
bị phạt rất nặng.