Như bạn đã thấy, hình như chúng ta tạo ra cuộc sống của mình bằng chính
nhận thức của chúng ta. Nếu chúng ta chú tâm vào cái gì còn thiếu, chúng
ta sẽ nhận được nhiều cái thiếu hơn.
Nếu chúng ta chú tâm vào sự giàu có, chúng ta sẽ có nhiều của cải hơn.
Nếu chúng ta chú tâm vào việc biện hộ, chúng ta chỉ thu hút thêm bế tắc.
Nhận thức của chúng ta trở thành một thanh nam châm kéo chúng ta theo
hướng chúng ta muốn đi.
Nếu bạn không có ý thức lựa chọn nơi bạn muốn đến, bạn sẽ đi theo hướng
mà ý muốn vô thức của bạn dẫn dắt. Nhà tâm lý học nổi tiếng người Thụy
Sĩ Carl Jung đã diễn giải, “Chừng nào mà bạn chưa có sự chuyển biến từ vô
thức trở nên có ý thức, cuộc sống của bạn sẽ bị cái gì đó dẫn dắt, và bạn sẽ
gọi nó là số phận.”
Về vấn đề đó, hầu hết chúng ta đều như đang ở trên một chiếc máy bay
được lái tự động. Chúng ta hoàn toàn không nhận ra rằng chúng ta có thể
điều khiển nó. Biết bạn muốn những gì sẽ giúp bạn xác định được mục đích
cuộc đời của bạn theo hướng mà bạn muốn đi.
Nhưng có một cái gì đó còn hơn thế...
Mục đích của bạn là gì?
Tôi vừa ăn trưa với một người bạn rất thú vị. Cô ấy đã có buổi làm việc với
Jonathan Jacobs vào tuần trước, và cô ấy vẫn còn rất hào hứng. Cô có đôi
mắt to và sống động, đầy đam mê cuộc sống. Cô nhắc nhở tôi rằng ngay cả
khi bạn nghĩ là đã biết rõ về những gì bạn muốn, bạn vẫn có thể thăm dò
sâu hơn để khám phá ra bạn thực sự muốn gì.
Cô đã đến gặp Jonathan với ý định tạo ra một doanh nghiệp thành công của
riêng mình. Jonathan hỏi: “Mục đích của cô là gì?” Sau khi né tránh câu hỏi
đó một lúc, cô nhận ra rằng cô muốn có một doanh nghiệp thành công “để
chứng minh tôi là một người đáng giá.”
Tôi nhớ rằng mình đã nói là muốn viết những cuốn sách bán chạy khác
thường. Jonathan cũng hỏi tôi với câu hỏi nổi tiếng đó, “Mục đích của anh
là gì?” Lúc đầu, tôi còn quanh co và nói những câu như “Tôi thấy đáng làm
việc đó”, hoặc “Tôi muốn có tiền,” hoặc “Các cuốn sách của tôi đủ tốt để
được bán ra.” Nhưng lý do thực sự, những động cơ thúc đẩy cơ bản, là tôi