cho vị khách hàng một lá thư dài hai trang để giải thích tình trạng của tôi.
Ngày hôm sau, tôi nhận được từ ông ta một lá thư cũng dài hai trang, gần
như là gây sốc. Cuối cùng, tôi đã đến gặp Jonathan.
“Từ khóa ở đây là sự tin tưởng,” Jonathan chỉ ra. “Anh cứ nói là ông ta
không tin tưởng anh. Hãy xem áp dụng cho anh như thế nào đây. Anh
không tin tưởng vào cuộc sống của mình chỗ nào nhỉ? “
Đây là câu hỏi điển hình của Jonathan. Ông sẽ giúp bạn nhìn vào cuộc
sống của bạn để xem những gì bạn đang phàn nàn có liên quan đến cái gì.
Theo cách này, bạn sử dụng những kinh nghiệm của bạn như những tấm
gương. Bạn sử dụng vẻ bên ngoài để xem xét những gì bạn đang làm bên
trong. (Hãy cùng tôi ghi nhớ điều này.)
Tôi suy nghĩ và nói, “Vâng, trước đây tôi chưa bao giờ thực hiện kiểu tiếp
thị như thế này. Ông ta thuê tôi lãnh đạo toàn bộ chiến dịch tiếp thị của
mình và hy vọng tôi sẽ đưa nhân viên của ông ta đến chiến thắng. Tôi
đoán là tôi không tin rằng tôi có thể làm được điều đó.”
“Và đó là mức năng lượng mà khách hàng của anh đang chọn. Đó là tín
hiệu anh đang gửi ra ngoài.”
“Chúng ta phải làm gì bây giờ?”
“Anh có sẵn sàng giải tỏa những sợ hãi và cảm thấy tin tưởng không?”
“Có.”
Và đó là tất cả những gì tôi cần làm. Tôi cảm thấy có sự thay đổi bên trong
tôi, và tôi cảm thấy rằng tôi biết mình có thể tin tưởng bản thân mình làm
được việc đó. Tôi quên chuyện đó đi và thở phào nhẹ nhõm. Tôi cảm thấy
nó xảy ra quá dễ dàng vì tôi đã rõ ràng hầu hết các vấn đề này. Tôi không
có nhiều việc phải làm trong việc giải tỏa niềm tin cũ. Bây giờ, mọi chuyện
có vẻ khá hơn.
Tôi về nhà và gọi cho vị khách hàng của tôi. Ông ta trả lời và có vẻ rất hòa
nhã. Tôi bảo ông ấy rằng tôi sẽ làm một công việc tuyệt vời cho ông ấy.
“Tôi biết anh đang làm như thế,” ông ta nói, khiến tôi rất vui. “Tôi vừa
quyết định tin tưởng vào người tôi thuê để làm công việc của người đó.”
“Ông chỉ vừa mới quyết định sao? Khi nào vậy?”