Tài liệu tổng hợp kiến thức nuôi con bằng sữa mẹ của Chuyên gia Betibuti
Trang 103 /236
Cập nhật tới tháng 15/2/2015
+ các cữ bú đêm (không nên cách cữ quá 5g) nên là bú ngủ, bé có thể bú lim dim và ngủ
lại ngay sau cữ bú.
Trong trường hợp, bé không được tập ngay từ những ngày đầu, đã có những thói quen
không tốt như thức đêm, khóc đêm, ngủ trên tay, Betibuti sẽ chia sẻ một số biện pháp khắc phục
trong Phần 2.
4- CHĂM SÓC BÉ TỪ 1 THÁNG ĐẾN 3 THÁNG - "TẠO THÓI QUEN"
Được chuyển tiếp đúng cách, đến giai đoạn này, bé chỉ cần nghe thấy mẹ, ngửi thấy mẹ,
biết mẹ đang ở xung quanh là yên tâm. Tuy nhiên, bé chưa hoàn toàn theo giờ giấc thức ngủ bú ổn
định, bé bú theo nhu cầu, nên các giấc ngủ và cữ bú ngày có thể lắt nhắt.
Mẹ tiếp tục áp dụng cách làm trong tháng, tuy nhiên bé có thể thức nhiều hơn, nên mẹ phải
chuẩn bị các cách để chơi và tương tác với bé khi thức, chất lượng tương tác lúc thức sẽ giúp bé bú
giỏi và ngủ ngon sau đó. (Các mẹ lúng túng khi bé bắt đầu thức nhiều hơn, và cố dỗ cho bé ngủ
như trong tháng, kể cả bế dỗ làm các thói quen ngủ không tốt ngày càng in sâu vào bé.)
Cách tương tác với bé lúc bé thức, ví dụ như:
- cho bé quan sát đồ chơi treo trên củi
- cho bé nằm sấp (tummy time) với đồ chơi mềm trước mặt, giúp bé khám phá khả năng
ngóc đầu cao, điều khiển cơ cổ, vai, lưng và chân tay (giúp bé mau cứng cáp), và bé sẽ lật lẫy từ 2
- 3 tháng như một bài thể dục và tương tác với bố mẹ lúc thức
- múa/ tập thể dục theo nhạc với bé
- trò chuyện với bé, bé thích hóng, thích nghe được âm thanh cho chính bé phát ra
Mẹ học quan sát các biểu hiện buồn ngủ của bé, lau mình nước ấm giúp bé thư giãn và ngủ
ngon. Bé có thể ti mẹ để ngủ, hoặc ngậm ti giả (từ sau 6 tuần tuổi) và nếu áp dụng cách này, ngay
từ đầu mẹ phải lấy ti mẹ và ti giả ra ngay khi bé chợp ngủ.
Buổi đêm, các mẹ tiếp tục áp dụng hoàn toàn các cách thức như bé trong tháng.
5- CHĂM SÓC BÉ TỪ 3 THÁNG - "THÀNH NẾP"
Nhiều nghiên cứu cho thấy bé sẽ có nếp ngủ ra từng giấc rõ rệt và có khả năng tự ngủ từ
tháng thứ 3.
Cơ thể con người được lập trình theo chu kỳ và nhịp điệu tốt nhất theo mặt trời, các hocmon
va hoá chất giúp tỉnh táo khi mặt trời mọc và giảm dần khi mặt trời lặn. Do hiện tượng giảm các
hoá chất này, nhiều bố mẹ dễ dàng nhận thấy bé ểu oải, cáu kỉnh, dễ quấy, dễ khóc vào giờ mặt
trời lặn (5 g - 7 g tối).
Để giảm ảnh hưởng của hiện tượng này, các mẹ có để ý:
+ không để bé ngủ ngày giấc măt trời lặn (thức bé dậy, tắm mát, thay đồ cho bé chơi trước
5g chiều)
+ cho bé nghe nhạc hoặc chơi những trò mà bé yêu thích