TÀI LIỆU TỔNG HỢP KIẾN THỨC NUÔI CON BẰNG SỮA MẸ - Trang 116

Tài liệu tổng hợp kiến thức nuôi con bằng sữa mẹ của Chuyên gia Betibuti

Trang 115 /236

Cập nhật tới tháng 15/2/2015

vòng giữa dạ dày và thực quản), là van 1 chiều cho phép thức ăn đi vào 1 chiều từ thực quản và dạ
dày và chống trào ngược lai. Khi bé được sinh ra, cơ vòng này còn yếu, nên khi bị kích thích (đầy
hơi, khó tiêu, quá no) trẻ rất dễ bị trớ/ trào ngược.

Một số bé không biết cảm giác đói no, vừa bú xong lại có biểu hiện chưa no, do biểu hiện

của "phản xạ bú mút và phản xạ tìm vú" (sucking reflex and rooting reflex) cho đến khi căng cứng
bụng hoặc nôn trớ và dẫn đến tình trạng trào ngược thực quản khá phổ biến.

3- Vị trí của tâm vị và thực quản: Như hình minh họa cổ dạ dày và và thực quản thẳng hàng,

chứ không có góc gập ở tâm vị như ở dạ dày trưởng thành, nên cũng dễ gây trớ sữa.

4- Thời gian tiêu hoá: Hệ tiêu hoá sơ sinh chưa hoàn chỉnh nên việc tiêu hoá sữa công thức,

ngoài sữa mẹ diễn ra khá chậm. Sữa mẹ trong 45' tiêu 1/2 xuống ruột non (gastric half-life) vì các
thành phần chất chính rất dễ hấp thụ. Trong khi đó, sữa công thức cần 80' để có thể tiêu 1/2 xuống
ruột non, với lượng chất thải (không tiêu thụ được) cao hơn do độ kết tủa nhiều và dai khó tiêu của
casein protein, thành phần protein chính trong sữa công thức.

5- Dị ứng: Một số bé có thể dị ứng, trong một thời gian nhất định, một số protein động vật

trong sữa công thức, hoặc không hợp với một số chất trong khẩu phần của mẹ (ví dụ mẹ ăn bắp cải
sữa có thể có gây đầy hơi)

Trớ sữa càng sớm càng thường xuyên, thì tâm vị càng dễ bị kích thích, dẫn đến tình trạng

nặng hơn, từ trớ sữa sinh lý sang trào ngược thực quản bệnh lý. Nên các mẹ cần có cách khắc phục
càng sớm càng tốt để tránh trớ sữa chuyển thành bệnh lý.

Phân biệt trớ sữa (sinh lý) và trào ngược thực quản (bệnh lý)

Trớ sữa thông thường: Trẻ sơ sinh có thể thỉnh thoảng trớ 1 ít sữa sau khi bú, có thể nấc

cục, ho nhẹ. Hiện tượng này là bình thường, 50% trẻ có hiện tượng này vài lần 1 ngày trong 3 tháng
đầu, và 5% bị đến 12 tháng tuổi. Bé phát triển mạnh khoẻ bình thường và không có gì phải lo lắng.

Trớ sữa nặng/ trào ngược: Ói nhiều phun thành vòi, ói sau khi bú >1 giờ, bị ói thường xuyên,

bé cáu gắt, khóc nhiều, khó ngủ, bỏ bú, tăng cân chậm... Trường hợp này, bé cần được đi khám
bác sĩ, uống thuốc và chăm sóc nhẹ nhàng và chu đáo hơn.

Hiện tượng phun sữa ngược ra thành vòi thường xuyên khiến bé bị mất nước (tương tự như

tiêu chảy), mất dịch dạ dày và các loại men tiêu hoá... Dịch ói có thể bị trào vào phế quản, phổi, tai
gây viêm nhiễm ở các bộ phận này.

Đáng chú ý là không phải bé hay trào ngược nào cũng tăng trưởng chậm, mà ngược lại một

số bé ăn ói liên tục, nhưng vẫn dư cân, béo phì, do lượng bú mỗi cữ lớn hơn rất nhiều dung tích dạ
dày khiến bé bị giãn dạ dày từ sơ sinh. Tuy nhiên việc tăng cân như thế, không có nghĩa là bé vẫn
phát triển tốt, mà thực chất là hệ tiêu hoá và hệ bài tiết non nớt của bé đang phải làm việc quá sức,
ảnh hưởng đến chức năng của các hệ này về lâu dài khi bé trưởng thành.

Chăm sóc bé đúng cách:

1- Hiểu biết về dung tích dạ dày của trẻ theo ngày tuổi tháng tuổi, đảm bảo bé bú đúng

bằng dung tích dạ dày ngay từ khi sinh ra. Bé bú mỗi cữ vừa đủ và để đảm bảo đủ dinh dưỡng trong
ngày các mẹ cho bé bú nhiều cữ hơn.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.