TÀI LIỆU TỔNG HỢP KIẾN THỨC NUÔI CON BẰNG SỮA MẸ - Trang 115

Tài liệu tổng hợp kiến thức nuôi con bằng sữa mẹ của Chuyên gia Betibuti

Trang 114 /236

Cập nhật tới tháng 15/2/2015

PHẦN 2: TRỚ SỮA VÀ TRÀO NGƯỢC THỰC QUẢN

Các mẹ vẫn hay lo lắng vì sao con hay trớ sữa? Trớ sữa thường xuyên có hại cho con thế

nào? Và làm thế nào để khắc phục hoặc hạn chế hiện tượng này?

Hình minh họa: Cấu tạo dạ dày trẻ sơ sinh và cách chăm sóc đúng để tránh trơ sữa/ trào

ngược.

Cơ sở khoa học:

Trớ sữa (Reflux / Gastro-oesophageal reflux) xảy ra khi sữa đã được nuốt xuống dạ dày chảy

ngược lên thực quản, và trào lên họng của bé, do môn vị còn yếu. Bé bú mẹ cũng như bú sữa công
thức có thể bị trớ/ trào ngược sinh lý hoặc bệnh lý, ví dụ nuốt không khí vào bụng cùng với sữa mà
không được ợ hơi, bú cữ quá no, vận động đùa giởn nhiều ngay sau khi ăn, thực ăn không phù hợp
gây dị ứng...

Vì sao bé trớ sữa:

1- Dung tích dạ dày trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ:

+ Ngày 1: 5ml - 7ml, có nghĩa 1 cữ bú tương đương 1 - 1.5 muỗng cafe (thìa nhỏ)

+ Ngày 3: 25ml, tương đương 5 thìa nhỏ cho mỗi cữ bú

+ Ngày 7: 50ml

+ Ngày 10: 75ml

+ Từ 1 - 6 tháng: 100ml (dung tích dạ dày bé hầu như không thay đổi từ 1 - 6 tháng)

Bố mẹ cho con bú nhiều hơn dung lượng này, ví dụ 30ml/cữ thay vì 5ml/ cữ cho trẻ sơ sinh,

hoặc 150ml thay vì 100ml cho trẻ 1 tháng, gây hiện tượng trớ sữa.

2- Độ chắc của tâm vị: Hệ tiêu hoá của trẻ sơ sinh chưa được sử dụng trong thai kỳ nên

chưa hoàn chỉnh. Khác biệt chủ yếu giữa dạ dày trẻ sơ sinh và người lớn là độ chắc của TÂM VỊ (cơ

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.