TÀI LIỆU TỔNG HỢP KIẾN THỨC NUÔI CON BẰNG SỮA MẸ - Trang 113

Tài liệu tổng hợp kiến thức nuôi con bằng sữa mẹ của Chuyên gia Betibuti

Trang 112 /236

Cập nhật tới tháng 15/2/2015

men (nuôi dưỡng sinh học, bao gồm được mẹ ấp tiếp da và bú mẹ sớm, giúp giảm hocmon stress
sau thời điểm cần thiết này.)

Dưới tác động của hocmon glucacon, glycogen dự trữ được phân huỹ thành glucose

(glycogenolysis) và mô mỡ trắng được phân huỹ thành axit béo tự do và glucose (lipolysis), cung
cấp đường cho não và năng lượng liên tục, đặc biệt hiệu quả trong trong 72g đầu đời.

5- "Cơ chế lập trình đầu đời" và lợi ích của sữa non: Betibuti đã có một bài viết chi tiết riêng

mô tả "Giờ Vàng của Sữa non và Cơ chế Lập trình đầu đời" và nhiều bài viết khác mô tả thành phần
và tác dụng thần diệu của sữa non của mẹ ruột đối với bé sơ sinh của mình trong bài "Sữa non -
Thần dược" (Các mẹ nên tìm đọc các bài này trên trang FB Betibuti).

Như vậy, khi bé mới chào đời chỉ bú sữa non rất ít, phù hợp với dung tích dạ dày và đặc tính

chưa hoàn chỉnh của hệ tiêu hoá sơ sinh. Bé nhận lactose từ sữa non và glucose từ glycogen dự trữ
và glucose + axit béo tự do từ mô mỡ trắng dự trữ, đảm bảo bé liên tục được cung cấp đủ năng
lượng cho suốt thời gian niêm mạc ruột chỉ tiếp nhận sữa non "lập trình đầu đời".

6- "Phản xạ tìm vú, và phản xạ mút /mút tay/ muốn được mút" (rooting reflex and sucking

reflex): Ngoài phản xạ mút tay, mút lưỡi (như đã quen trong thai kỳ), trẻ sơ sinh còn có phản xạ
tìm vú, khi có bất kỳ vật gì chạm vào má, đầu mũi, hay quanh miệng, trẻ sẽ quay về phía đó và tìm
vú mẹ/ hay bất cứ cái gì mút/ bú được. Phản xạ này thường xuyên xảy ra khi bé thức hoặc ngủ, lúc
đói cũng như lúc no, do đó, không phải lúc nào bé muốn mút hay tìm vú mẹ cũng là biểu hiện bé
đói.

7- "Phản xạ khóc sơ sinh": Bé sơ sinh khóc vì nhiều lý do, ví dụ. đau, lạnh vi không dc giữ

theo thân nhiệt của mẹ, không cảm thấy mẹ, không an tâm, bị kích động bởi nhiều âm thanh lạ
xung quanh,... không phải lúc nào bé khóc, cũng là bé đói!

8- Hiện tượng giảm cân ở trẻ sơ sinh: Hoàn toàn tự nhiên, bé có thể giảm cân trong 3 ngày

đầu, trung bình 7% - 9%, do một phần nước ối còn trong phổi và nội tạng được xuất ra ngoài ngay
sau khi sinh, và một phần glycogen và mô mỡ được sữ dụng. Tuy nhiên, trọng lượng của bé thường
sẽ tăng lại từ ngày thứ 4, giúp bé đạt đến cân nặng khi sinh sau 10 - 14 ngày.

Vì thế mẹ cần hiểu kỹ hơn nhu cầu và các phản xạ của bé, cấu trúc cơ thể bé để phân biệt

các biểu hiện và phản xạ của bé, và có nhiều cách để đáp ứng đúng các nhu cầu của bé. Betibuti
đã có một bài viết chi tiết riêng mô tả "Nuôi dưỡng sinh học" mô tả các nhu cầu của trẻ sơ sinh và
cách nuôi đúng để bé giảm khóc và phát triển tối ưu. Các mẹ nên tìm đọc và áp dụng.

Kết luận:

Vậy chúng ta cần hiểu và áp dụng thế nào cho đúng, trong 3 ngày (72 giờ) đầu của bé:

Cách 1 -

Không quan tâm hoặc không tin tưởng rằng trẻ sơ sinh có sẵn một kho năng lượng dự trữ

dồi dào và khả năng sử dụng năng lượng dự trữ tự nhiên, nhanh chóng và hiệu quả của cơ chế điều
tiết đối ứng.

Cảm thấy sữa non của mẹ quá ít (=1 muỗng cafe), mẹ tưởng con cần bú nhiều hơn, thấy

con hay khóc tưởng con còn đói và cho con bú thêm sữa công thức >30ml/ cữ để chờ sữa mẹ về 5
- 7 ngày sau khi sinh (sữa già)?

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.