TÀI LIỆU TỔNG HỢP KIẾN THỨC NUÔI CON BẰNG SỮA MẸ - Trang 150

Tài liệu tổng hợp kiến thức nuôi con bằng sữa mẹ của Chuyên gia Betibuti

Trang 149 /236

Cập nhật tới tháng 15/2/2015

Thuốc lợi sữa và các hoạt chất kích sữa, thường được dùng để hỗ trợ tăng lượng sữa, đặc

biệt ở các bà mẹ sinh non, hoặc giúp phát sinh khả năng tạo sữa (induce lactation), ví dụ khi bà mẹ
chưa mang thai lần nào, nhưng muốn có thể tạo sữa để nuôi con nuôi bằng sữa mẹ.

Tuy nhiên, có rất ít bằng chứng khoa học về tác dụng của các chất lợi sữa này, kể cả các

loại thuốc như domperidome và metoclopramide, hay các phương pháp thảo dược.

Mặc dù đã từng có vài nghiên cứu chứng minh domperidone có tác dụng lợi sữa cho các bà

mẹ có con sinh non, nhưng sữ dụng nó có an toàn cho bà mẹ hay không thì chưa được nghiên cứu
và kết luận. FDA Mỹ đã ban hành khuyến cáo năm 2004 về việc sữ dụng domperidone ở bà mẹ cho
con bú và thuốc này không được duyệt tại Mỹ, do đó, nếu nhãn thuốc này có được bán ở nước khác
thì cũng không nên dùng khi cho con bú.

Một số nghiên cứu quy mô nhỏ khác, công bố năm 1990, cho rằng metoclopramide giúp

tăng nồng độ prolactin, cũng có nghĩa giúp mẹ sản xuất được nhiều sữa hơn, ở mẹ sinh non cũng
như sinh đủ tuần. Tuy nhiên, những nghiên cứu tiếp sau đó lại không đưa ra được kết quả tương
tự. Nồng độ thuốc metoclopramide trong sữa mẹ cũng tương tự như nồng độ trong máu người lớn.
Cơ thể sơ sinh lưu giữ lượng thuốc này mà không thải ra được có thể tích tụ trong cơ thể và gây
ngộ độc. Trong khi đó, bản thân thuốc metoclopramide có các phản ứng phụ như gây yếu cơ, trầm
cảm, rối loạn hệ tiêu hoá.

Mặc dù một nghiên cứu thử nghiệm nhỏ (8 bà mẹ) cho rằng phương pháp hít oxitocin giúp

tăng lượng sữa, nhưng một thử nghiệm khác (51 bà mẹ) thì lại không có được kết quả tương tự.
Ống hít Oxytocin không còn thấy bày bán ở Mỹ.

Tương tự, mặc dù nhiều kinh nghiệm được lan truyền về tác dụng lợi sữa của loại thảo dược,

như fenugreek (cỏ cà ri), tuy nhiên các nghiên cứu chính quy lại cũng không khẳng định được hiệu
quả như được lan truyền. Các nghiên cứu đến thời điểm này đều chưa công nhận hiệu quả/ tác hại
việc sữ dụng thường xuyên các sản phẩm thảo dược lợi sữa.

Việc sử dụng kéo dài fenugreek (cỏ cà ri) có thể cần giám sát tình trạng đông máu và nồng

độ đường glucose trong máu. Vì những lý do này, các sản phẩm thảo dược nói trên phụ nữ cho con
bú không nên sữ dụng các loại thảo dược này thường xuyên.

Mặc dù, các bà mẹ cho con bú sử dụng thường xuyên các sản phẩm thảo dược (đến 43%

bà mẹ cho con bú trong một cuộc khảo sát năm 2004), vì cho rằng thảo dược là an toàn. Tuy nhiên,
chưa có nghiên cứu và kết luận rõ ràng về độ an toàn và độ tin cậy của nhiều sản phẩm thảo dược
này. Nhiều sản phẩm thảo dược chưa được nghiên cứu và chứng minh hiệu quả và tác dụng phụ.

Tóm lại, các loại thuốc/ thảo dược lợi sữa có vai trò rất nhỏ trong việc hỗ trợ cơ chế sản xuất

sữa mẹ và cần được nghiên cứu đầy đủ về các tác động đối với bé. Các bà mẹ nuôi con bú nên tìm
đến các chuyên gia sữa mẹ để được tư vấn và áp dụng các phương pháp không dùng dược liệu (kể
cả thảo dược), ví dụ như đảm bảo cho bé bú đúng cách, massage, bú/ hút thường xuyên hơn, dùng
máy hút sữa để tăng thời gian bơm nút và có được sự hỗ trợ tinh thần tối đa trong gia đình và cộng
đồng.

5- Chẩn đoán bằng hình ảnh (DIAGNOSTIC IMAGING)

Nếu có thể, nên hoãn việc sử dụng các chẩn đoán bằng hình ảnh cho đến khi bà mẹ cai sữa.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.