TÀI LIỆU TỔNG HỢP KIẾN THỨC NUÔI CON BẰNG SỮA MẸ - Trang 151

Tài liệu tổng hợp kiến thức nuôi con bằng sữa mẹ của Chuyên gia Betibuti

Trang 150 /236

Cập nhật tới tháng 15/2/2015

Tuy nhiên, khi nhất thiết phải dùng đến các phương pháp trị liệu phóng xạ, nên tạm ngưng

cho con bú hoặc cách ly với con trong một thời gian (3-4 tuần tuỳ theo phương pháp trị liệu), cho
đến khi tác động của chất phóng xạ ngay trong các cơ trong bầu vú giảm xuống.

Sữa mẹ vẫn nên được vắt ra trong thời gian đó và trữ đông cho đến khi tác động phóng xạ

bị mất đi (sau 4 tuần), và sữa đó có thể được sữ dụng bình thường.

Nên tham khảo ý kiến bác sĩ và thử máu để đảm bảo lượng phóng xạ trong máu đã hạ xuống

ở mức an toàn, trước khi bắt đầu cho bé bú lại.

6- Tiêm chủng (chích ngừa)

Ngoại trừ việc tiêm chủng bệnh thuỷ đậu và bệnh sốt vàng da, việc mẹ tiêm chủng/ chích

ngừa không gây tác hại gì cho bé bú mẹ. Việc bé bú mẹ khi mẹ tiêm chủng không bị ảnh hưởng
đến khả năng phản ứng của hệ miễn nhiễm của bé, với các chích ngừa thông thường (như bạch
hầu, uốn ván, ho gà, viêm gan B, bại liệt) mặc dù trong sữa mẹ đã có kháng thể của mẹ.

Phụ nữ cho con bú cũng có thể cần phải chủng ngừa. Việc bà mẹ tiêm chủng vắc-xin bất

hoạt (như uốn ván, bạch hầu, ho gà, bại liệt; cúm; viêm gan A; viêm gan không ảnh hưởng gì cho
bé bú mẹ.

Một số vắc xin, chẳng hạn như uốn ván, bạch hầu, ho gà và vắc-xin thuốc chủng ngừa cúm,

được khuyến cáo cho các bà mẹ trong thời kỳ hậu sản để bảo vệ cả mẹ và bé sơ sinh.

Hoặc theo lịch nhắc định kỳ tiêm các loại vắc-xin định khác, chẳng hạn như HPV, viêm gan

A, viêm gan B vẫn có thể tiêm được cho các bà mẹ trong thời gian đang cho con bú. Chỉ cần thận
trọng khi tiêm chủng cho các bà mẹ cho con bú mà bé có bệnh đường hô hấp (ví dụ, trẻ sinh non,
trẻ sơ sinh bị bệnh tim bẩm sinh hoặc các vấn đề hô hấp mãn tính).

Hầu hết các loại vắc-xin sống sẽ tiết virus vào trong sữa mẹ. Ví dụ, mặc dù rubella tiêm

chủng có thể được tiết vào sữa mẹ và truyền cho trẻ sơ sinh bú sữa mẹ, bé thường không có biểu
hiện nhiễm bệnh hoặc chỉ nhiễm rất nhẹ. Do đó, tiêm chủng sau khi sinh với vắc xin sởi-quai bị-
rubella được khuyến khích cho những người phụ nữ thiếu khả năng miễn dịch, đặc biệt là rubella.

Ngược lại, trẻ sơ sinh được coi là có nguy cơ cao sau khi tiếp xúc với thuốc chủng ngừa bệnh

đậu mùa hoặc vắc-xin sốt vàng da. Vì vậy, vắc-xin bệnh đậu mùa hoặc vắc-xin sốt vàng không được
chích trong quá trình cho con bú.

III- KẾT LUẬN:

Những lợi ích của sữa mẹ lớn hơn, so với nỗi lo là các dược chất, các trị liệu có thể thông

qua sữa mẹ gây ảnh hưởng không tốt cho bé. Do đó, nên chọn các phương pháp trị liệu và các loại
thuốc thân thiện với sữa mẹ để con được tiếp tục bú mẹ.

Mặc dù hầu hết các loại thuốc và dược pháp không gây nguy hiểm cho người mẹ trẻ sơ sinh

hoặc cho con bú, các bác sĩ và bà mẹ cần cân nhắc lợi hại với các loại thuốc, loại chất mà mẹ dùng
để trị liệu, đặc biệt với những chất có khả năng tích tụ trong sữa mẹ, hoặc các loại thuốc đã có kết
luận lâm sàng cho thấy có trong huyết thanh của bé hoặc có tác động đối với bé

Các bà mẹ cũng được khuyến cáo nên cân nhắc khi sử dụng (thường xuyên) các chất, các

loại thuốc, thảo dược chưa được chứng minh.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.