TÀI LIỆU TỔNG HỢP KIẾN THỨC NUÔI CON BẰNG SỮA MẸ - Trang 168

Tài liệu tổng hợp kiến thức nuôi con bằng sữa mẹ của Chuyên gia Betibuti

Trang 167 /236

Cập nhật tới tháng 15/2/2015

- Không có hệ miễn nhiễm hiệu quả

- Không có hệ miễn nhiễm cân đối -> có nguy cơ suy giảm miễn dịch.

Theo các nguồn y tế độc lập (WEBMD, US FDA, HEALTHLINE) đều thống nhất rằng, mặc dù

các hãng sản xuất và người sử dụng là vận động viên thể thao cho rằng họ đạt kết quả thể thao
cao hơn khi dùng các sản phẩm sữa con của bò, các lợi ích được hãng sản xuất tuyên bố như chống
nhiễm trùng, tiêu chảy, giảm mỡ, giúp mau lành vết thương... đều chưa có đủ bằng chứng và cần
được nghiên cứu thêm một cách khách quan.

Các nguồn này cũng đưa ra lời cảnh báo đặc biệt cho thai phụ và mẹ sữa, trẻ em (dưới 18

tuổi) và những người dị ứng với sữa bò nên tránh sử dụng các sản phẩm này.

Thông tin của WHO và UNICEF luôn là bé không nên dùng gì ngoài sữa mẹ từ sơ sinh đến 6

tháng, có nghĩa sữa công thức bình thường hay sữa công thức làm từ sữa non của bò đều không
nên sử dụng.

2- Sữa non của mẹ cần cho 72 giờ đầu của bé sơ sinh:

Để giúp giải tảo sự ngộ nhận rằng sữa mẹ về chậm, hoặc có nhưng ít lắm 3 - 5 ngày sau

mới đủ cho bé bú, Betibuti trong bài này nhắc lại về các giai đoạn tạo sữa mẹ của tuyến vú:

- Giai đoạn tạo sữa non (Secretory Differentiation hoặc Lactogenesis I) - bắt đầu ở Quý 2

thai kỳ, nhưng bị ức chế tiết sữa bởi hocmon progesterone. Từ tuần 20 trở đi, sữa non đã luôn luôn
có sẵn trong bầu vú mẹ. Sau khi sinh, hocmon progesterone giảm hocmon prolactin và hocmon
oxytocin tăng, sữa non sẽ được tiết ra vài ml/ cữ (phù hợp với dung tích dạ dày trẻ sơ sinh) và có
thể sản xuất sữa non mới hàng giờ (phù hợp với nhu cầu được liên tục gần mẹ và mút vú mẹ của
bé). Cho dù mẹ sinh thường hay sinh mổ, sinh non hay sinh đủ tháng giai đoạn 1 này diễn ra giống
y như nhau, có nghĩa là sữa non của mẹ đã sẵn sàng cho con, như Betibuti mô tả trong các bài viết
trước đây về sữa non.

[Mẹ cho con da tiếp da, ngay sau khi sinh là cách hiệu quả nhất giúp tăng hocmon oxytocin

tiết sữa. Các mẹ đọc bài Nuôi dưỡng sinh học của Betibuti, chắc hẳn nhớ về phương pháp da tiếp
da này. Ngoài ra, các mẹ đã đọc bài "Dung tích dạ dày của trẻ sơ sinh và cơ chế điều tiết đối ứng"
chắc hẳn còn nhờ, nhờ đâu trẻ sơ sinh không đói cho dù chỉ bú vài ml sữa non/ cữ và vì sao trong
72 giờ đầu trẻ sơ sinh khóc không có nghĩa là bé đói. Rất nhiều người, kể cả nhân viên ngành y tế
VN hoàn toàn không biết về Giai đoạn I này, nên bảo rằng mới sinh làm gì có sữa, phải 3-5 ngày
sau sữa mới về và cho rằng mẹ sinh non thì hoàn toàn k có sữa, mẹ sinh mổ thì sữa càng về chậm
hơn. Đều là do không có kiến thức về giai đoạn tạo sữa và tiết sữa đặc thù này.]

- Giai đoạn tạo và tiết sữa già do hocmon (Secretory Activation hoặc Lactogenesis II) khoảng

30-40 giờ sau khi sinh, hocmon progesteron giảm ở mức thấp nhất và hocmon prolactin lên cao
nhất, là giai đoạn lactose bắt đầu được tạo trong nan sữa và hút rất nhiều dịch và nước từ máu mẹ
vào tạo sữa già với số lượng lớn. Đây là hiện tượng mà các mẹ cảm nhận được rõ ràng, và cho là
sữa mới về lần đầu tiên. Tuy nhiên, đó là sữa chuyển tiếp hoặc sữa già, chứ k còn là sữa non nữa.

- Giai đoạn duy trì sữa già do bú hút (Lactogenesis III) - trong bài 2 cơ chế sản xuất sữa mẹ,

betibuti đã mô tả giai đoạn tạo sữa (vẫn nhờ hocmon) được kiểm soát bởi lượng bú/ hút tại chỗ.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.