Tài liệu tổng hợp kiến thức nuôi con bằng sữa mẹ của Chuyên gia Betibuti
Trang 177 /236
Cập nhật tới tháng 15/2/2015
CÁCH (CÁC NHÀ LÀM CHÍNH SÁCH Y TẾ VÀ DINH DƯỠNG CỘNG
ĐỒNG) SỬ DỤNG TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN NÀY CỦA WHO:
Ở cấp quốc tế, quốc gia và cộng đồng có thể dựa vào tài liệu này để đưa ra các hướng dẫn
và khuyến khích cho cộng đồng, dựa trên những nghiên cứu chi tiết hơn theo điều kiện thực phẩm
và thói quen dinh dưỡng của địa phương, để tìm ra cách phối hợp thực phẩm phổ biến trong nước
một cách tối ưu.
Ví dụ, để hỗ trợ nguyên tắc đầu tiên là bú mẹ trong 6 tháng đầu, cần có chế độ nghỉ hậu
sản phù hợp (6 tháng trong trường hợp của Việt Nam là rất phù hợp), các bệnh viện thân thiện với
trẻ em BFHI và việc cấm quảng cáo các sản phẩm thay thế sữa mẹ và bình sữa, các lớp tiền sản để
dạy thai phụ chuẩn bị kỹ năng nuôi con sữa mẹ ngay từ khi con sinh ra trong bệnh viện và đảm bảo
trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ có được chế độ tối ưu, bú mẹ và ăn dặm tốt nhất cho sự phát triển của trẻ.
Mặc dù người quyết định cuối cùng rằng sẽ được nuôi nấng, ăn uống như thế nào là bố mẹ/
người chăm sóc trẻ, những quyết định dinh dưỡng mà bố mẹ đưa ra không hoàn toàn độc lập và
chịu ảnh hưởng sâu sắc và thể hiện cách mà cả cộng đồng và môi trường xung quanh hiểu về dinh
dưỡng của trẻ, các nhà làm chính sách y tế và dinh dưỡng, vì thế, cần giúp cộng đồng có nhưng
thông tin hướng dẫn đầy đủ cơ sở khoa học, và những thông điệp truyền thông về dinh dưỡng tối
ưu của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ phù hợp với văn hoá của cộng đồng/ quốc gia đó.
-----
Hy vọng bài viết này giúp các mẹ hiểu vì sao không nên cho con ăn dặm trước 6 tháng.
Trong các phần tiếp theo của loạt bài viêt này, Betibuti sẽ có những hướng dẫn cụ thể về
thực đơn và cách thức ăn dặm theo tháng tuổi (Betibuti sẽ giới thiệu thêm về tài liệu - "Ăn dặm:
Thức ăn Gia đình cho Trẻ Bú Mẹ" - "Complementary Feeding: Family foods for Breastfed Children",
WHO 2000) và cách giữ sữa mẹ cho con song song với ăn dặm.
Chúc các mẹ sữa ngày càng tự tin trong công cuộc nuôi con sữa mẹ lâu dài!