Tài liệu tổng hợp kiến thức nuôi con bằng sữa mẹ của Chuyên gia Betibuti
Trang 175 /236
Cập nhật tới tháng 15/2/2015
Theo Viện Nhi khoa Hoa kỳ AAP, nếu gia đình có tiền sử dị ứng, thì không nên cho bé dùng
sữa bò trước 1 tuổi và trứng trước 2 tuổi, đậu phộng và cá trước 3 tuổi. Có thể thay thế bằng sản
phẩm sữa lên men như sữa chua (yaourt) và phô mai. Tuy nhiên, theo nhóm nghiên cứu quốc tế
khác của WHO/ IAAC 2000 thì không cần phải kiêng cữ như vậy.
Nguyên tắc này nhấn mạnh bé cần được ăn những loại thức ăn, trái cây, rau củ nhiều vitamin
A hàng ngày không những có lợi ích là giúp bé không bị thiếu vitamin A, mà còn vì thường những
thực phẩm này cũng giàu nhiều loại vitamin khác mà bé cần.
(Bộ Y tế mỗi quốc gia được khuyến khích thành lập danh sách hàm lượng dinh dưỡng và
năng lượng các thực phẩm phổ biến trong nước.)
2- Hàm lượng chất béo. Chất béo rất là cần thiết trong chế độ dinh lưỡng của trẻ sơ sinh và
trẻ nhỏ bởi vì nó cung cấp các acid béo thiết yếu, giúp hấp thụ các vitamin tan trong chất béo, và
giúp tăng thêm mức năng lượng của thực phẩm. Sữa mẹ là một nguồi dồi dào chất béo hơn hầu hết
các loại thực phẩm ăn dặm khác. Vì thế năng lượng từ chất béo cũng giảm dần khi bé bú mẹ giảm
dần và ăn dặm nhiều hơn. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều tranh luận là bé cần bổ sung bao nhiêu chất
béo qua việc ăn dặm là tối ưu, mức độ được đề nghị là 30%-45% tổng năng lượng cần thiết theo
tháng tuổi, nhưng cũng còn tuỳ thuộc vào bé có còn bú mẹ nhiều hay không.
Ví dụ, bé vẫn tiếp tục bú mẹ và lượng chất béo trong sữa mẹ là 38g/L, lượng chất béo trong
thực phẩm ăn dặm của bé 6 - 8 tháng là 0-4%, 9 - 11 tháng là 5-38%, 12 - 23 tháng là 17-42%.
(Chỉ số thấp hơn ví dụ 0% ở trẻ 6-8 tháng tuổi là dành cho trẻ vẫn có sữa mẹ dồi dào, vì đã nhận
đủ chất béo từ sữa mẹ. - Xem thao khảo thêm trong hình minh họa)
Do đó, khi lập chế độ dinh dưỡng cho bé nên hiểu tầm quan trọng của việc thêm chất béo
vào thực phẩm (ví dụ cháo) để tăng năng lượng cho thực đơn, nhưng phải nhớ cân bằng, không
thừa, không thiếu.
Ví dụ, một thìa nhỏ dầu ăn cho 100g hạt kê (món cháo phổ biến ở Châu Phi) tăng năng
lượng từ 0.28 lên thành 0.73 kcal/g, nhưng cách làm này lại làm giảm tỉ lệ năng lượng cung cấp từ
protein từ 8.9% thành 3.3% và hàm lượng chất sắt từ 0.5mg còn 0.2mg/ 100 kcal. Những tác động
này có thể gây nên suy sinh dưỡng trong cộng đồng, trừ khi có những biện pháp để đảm bảo các
bé được bổ sung đầy đủ các vi chất.
Phải bỏ các loại nước ngọt, soda, bởi vì các loại nước này cung cấp một ít năng lượng nhưng
lại khiến bé không thích ăn những thực phẩm giàu dinh dưỡng hơn.
NGUYÊN TẮC 8: Dùng thức ăn dặm có BỔ SUNG VI CHẤT hoặc cho bé uống uống vitamin,
KHI CẦN. Trong một vài vùng dân cư các mẹ sữa có thể cần dùng thực phẩm có bổ sung vừa để
mẹ mạnh khoẻ và đủ chất, vừa đảm bảo đầy đủ dưỡng chất (đặc biệt là vitamin) cho sữa. Các loại
thực phẩm/ thuốc bổ sung cũng có thể cần trước khi và trong khi mang thai)
Cơ sở khoa học:
Các thực phẩm ăn dặm gốc thực vật có thể không đủ một số dưỡng chất như sắt, kẽm và
canxi, để đắp ứng nhu cầu dưỡng chất chính của bé từ 6 đến 24 tháng (WHO/ UNICEF 1998). Đưa
thực phẩm gốc động vật vào thực đơn là cách tốt để đáp ứng cho các dưỡng chất này, tuy nhiên có
thể hơn tốn kém cho các hộ nghèo.