TÀI LIỆU TỔNG HỢP KIẾN THỨC NUÔI CON BẰNG SỮA MẸ - Trang 174

Tài liệu tổng hợp kiến thức nuôi con bằng sữa mẹ của Chuyên gia Betibuti

Trang 173 /236

Cập nhật tới tháng 15/2/2015

Thức ăn mềm hoặc xay nhuyễn là cần thiết lúc đầu, cho đến khi khả năng "ăn trệu trạo"

(chuyển động lên và xuống của hàm dưới) hoặc khả năng "nhai" (dùng răng) xuất hiện.

Độ tháng tuổi được nên ở trên tiêu biểu cho khả năng chung của trẻ sơ sinh khỏe mạnh.

Khi bé ăn thực phẩm quá cứng so với độ tuổi, bé sẽ ăn được rất ít và thời gian để nhai món

này lâu ảnh hưởng đến tổng lượng thức ăn mà bé ăn được trong 1 bữa mà bé. Bằng chứng từ nhiều
nguồn nghiên cứu khác nhau cho thấy, đến 12 tháng trẻ có thể ăn đặc như "các loại thực phẩm gia
đình", mặc dù nhiều bé vẫn còn được cho ăn các loại thực phẩm mềm (có lẽ bởi vì bé ăn quen hơn,
nên giảm thời gian cho người chăm sóc).

Có bằng chứng cho thấy "khoản thời gian quan trọng" để bé "quen với thức ăn đặc và không

nhuyễn" là trước 10 tháng. Nếu bé ăn hoàn toàn xay nhuyễn quá 10 tháng, bé sẽ có khó khăn trong
việc ăn sau này.

Do đó, mặc dù, cho bé ăn thức ăn mềm và nhuyễn tiết kiệm thời gian, bố mẹ phải chú ý cho

bé thức ăn đặc và không nhuyễn đúng lúc (trước 10 tháng tuổi) để bé phát triển nhận thức thần
kinh cơ tối ưu (cơ hàm, cơ lưỡi, cơ má, cơ cổ..) và ăn được dễ dàng các loại thức ăn đặc hơn về sau
này.

NGUYÊN TẮC 6: SỐ LƯỢNG bữa ăn dặm và mức độ NĂNG LƯỢNG của thức ăn dặm. Tăng

dần số bữa ăn phú hợp với tháng tuổi. Số lượng bữa ăn cũng phụ thuộc vào mức độ cung cấp năng
lượng của các loại thức ăn và số lượng mỗi bữa.

Đối với một em bé bú mẹ, khoẻ mạnh, bé chỉ nên ăn 2 - 3 bữa nhỏ / ngày từ 6 đến 8 tháng,

và 3 - 4 bữa từ 9 đến 11 tháng, và cũng như thế thêm 1 - 2 bữa phụ có chất từ 12 đến 24 tháng.
Bữa phụ được định nghĩa là những thực phẩm được ăn giữa các buổi chính, mà bé có thể tự ăn
được, dễ ăn và dễ chuẩn bị. Tuy nhiện, nếu mức độ dinh dưỡng và lượng thức ăn mỗi bữa thấp,
hoặc bé không còn được bú mẹ nữa, thì bé phải ăn nhiều bữa hơn.

Cơ sở khoa học:

Nguyên tắc trên đây được tình toán dựa trên nhu cầu năng lượng cần có từ ăn dặm và giả

định dung tích dạ dày của bé khoảng 30g/ kg trọng lượng cơ thể và mức năng lượng tối thiểu của
thực phẩm ăn dặm là 0.8kcal/g. Để tính được số lượng bữa ăn cần thiết tối thiểu như nêu ở trên (2
bữa từ 6 - 8 tháng và sau đó là 3), năng lượng cần thiết mỗi ngày phụ thuộc vào độ tuổi và tính
theo bé khoẻ mạnh (phù hợp với hầu hết các bé) trừ đi năng lượng trung bình mà bé đã nhận được
từ sữa mẹ. Trẻ em được bú mẹ ít hơn, sẽ cần tăng thêm một bữa ăn mỗi ngày (3 bữa từ 6- 8 tháng
và sau đó là 4).

[Xem bảng "Số bữa ăn cho bé" trong hình minh họa.]

Nguyên tắc này cũng đưa ra cho chúng ta độ năng lượng tối thiểu trong thực phẩm ăn dặm

và lượng sữa mẹ và bé tiếp tục bú, để biết bé cần ăn thêm vao nhiêu cữ.

Các mẹ cần nhớ rằng, cho con ăn dặm nhiều hơn cần thiết không có lợi gì cả, chỉ làm mất

khả năng bú thêm sữa mẹ. Do đó, chú ý chỉ nên cho bé ăn những thực phẩm ăn dặm giàu năng
lượng hơn sữa mẹ.

Một chương trình marketing năm 1998 ở Guatemala khuyến khích sai lầm rằng bé từ 19 đến

24 tháng cần ăn dặm đến 5 bữa/ 1 ngày đã dẫn đến hậu quả là bé giảm hẳn khả năng tiếp tục bú

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.