TÀI LIỆU TỔNG HỢP KIẾN THỨC NUÔI CON BẰNG SỮA MẸ - Trang 175

Tài liệu tổng hợp kiến thức nuôi con bằng sữa mẹ của Chuyên gia Betibuti

Trang 174 /236

Cập nhật tới tháng 15/2/2015

mẹ từ 7 cữ bú mẹ hàng ngày trước chương trình marketing, xuống còn 4 cữ/ ngày sau khi bé tăng
ăn dặm, là không tốt cho bé. Ngoài ra, việc chuẩn bị 5 bữa ăn dặm 1 ngày cũng tốt nhiều thời gian
và công sức để chăm bé mà không thật sự cần thiết, dẫn đến tình trạng thức ăn được làm sẵn cho
nhiều bữa nhưng lại không được trữ đúng cách dẫn đến trình trạng thức ăn dặm của bé bị nhiễm
khuẩn.

Khi thêm 1, 2 bữa ăn phụ cho bé ngoài 1 tuổi, có thể cho bé ăn một mẩu bánh, một mẩu

trái cây, không cần phải chuẩn bị bữa ăn, bé tự ăn được một mình mà không sợ bé bỏ cữ sữa mẹ.

NGUYÊN TẮC 7: DƯỠNG CHẤT của thức ăn dặm. Cho bé ăn phong phú để đảm bảo bé nhận

được đầy đủ dưỡng chất. Thịt đỏ, thịt gia cầm, cá, trứng cần được cho ăn hàng ngày hoặc thường
xuyên. (Bé không thể ăn chay ở giai đoạn này, trừ khi sử dụng thực phẩm có bổ sung chất đặc
dụng.)

Trái cây và rau củ giàu vitamin A phải được ăn hàng ngày. Dinh dưỡng cũng cần đủ chất

béo (để hấp thụ các vitamin tan trong chất béo). Tránh cho bé uống nhiều nước hoặc các loại giải
khát dinh dưỡng thấp, như soda, nước ngọt, trà... ngay cả nước ép trái cây cũng nên giới hạn, để
không làm giảm lượng chất giàu dinh dưỡng khác cần cho bé, như sữa mẹ.

Cơ sở khoa học:

1- Chỉ cho bé ăn thực phẩm giàu dưỡng chất, bởi vì nhu cầu lớn và phát triển nhanh chóng

của bé trong 2 năm đầu đời, tỉ lệ lượng chất cần thiết / trọng lượng của cơ thể bé là rất cao (so với
người lớn tính trên trọng lượng cơ thể). Sữa mẹ vẫn cung cấp đáng kể dưỡng chất cho trẻ từ 6 đến
24 tháng, cụ thể là protein và rất nhiều loại vitamin và khoáng chất. Tuy nhiên, một vài chất như
sắt, kẽm và vitamin A ở giai đoạn này thấp hơn nhu cầu của bé.

Ví dụ, từ tháng 9 đến tháng 11, tỉ lệ các chất bé cần phải nhận từ ăn dặm như sau:

- 97% chất sắt

- 86% kẽm

- 81% phốt pho

- 76% ma-nhê

- 73% muối

- 72% can-xi

[Xem bảng dưỡng chất trong hình minh họa]

Vì bé ăn được lượng rất ít, do đó các thức ăn dặm phải giàu dinh dưỡng, có nghĩa là hàm

lượng dưỡng chất/ mỗi kcal thực phẩm rất cao), cách tính hàm lượng dưỡng chất đã được đăng
trong tài liệu WHO/ UNICEF 1998) và khi chúng ta so sánh bảng tính hàm lượng dưỡng chất này với
một số thức ăn mà cộng đồng hay dùng cho bé ăn dặm thì nhận ra rằng các thực phẩm ăn dặm đó
"có vấn đề" vì chỉ đầy bụng, nhưng các dưỡng chất cần bổ sung như nêu trên thấp và năng lượng
rất thấp. Đồng thời thực phẩm rau hoa quả cũng không đủ các dưỡng chất cần thiết mà bé phải
được ăn dặm thịt cá thường xuyên. Sữa cung cấp nhiều canxi, nhưng lại không giàu sắt.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.