TÀI LIỆU TỔNG HỢP KIẾN THỨC NUÔI CON BẰNG SỮA MẸ - Trang 173

Tài liệu tổng hợp kiến thức nuôi con bằng sữa mẹ của Chuyên gia Betibuti

Trang 172 /236

Cập nhật tới tháng 15/2/2015

Tuy nhiên, đến nay vẫn chưa có nhiều báo cáo rõ ràng về mối quan hệ này giữa cách cho

ăn và sự phát triển của trẻ. Hy vọng rằng trong tương lai, khi có nhiều dữ liệu về các nghiên cứu
hành vi này, chúng ta có thể xác định rõ hơn loại hành vi ăn uống nào thật sự mang lại kết quả tốt
nhất cho sức khoẻ và sự phát triển hành vi và tính cách lâu dài của bé.

Trong thời gian này, các hành vi "Phương pháp cho ăn đáp ứng" đã được sự đồng thuận của

các chuyên gia trong lĩnh vực này.

NGUYÊN TĂC 4: Thực hành các nguyên tắc VỆ SINH đúng và BẢO QUẢN thực phẩm an toàn

bằng cách:

rửa tay cho người chăm sóc và tay bé trước khi chuẩn bị thức ăn và trước khi ăn

trữ thực phẩm an toàn và cho bé ăn ngay sau khi chế biến

dùng dụng cụ sạch để chế biến và dọn thức ăn

dùng ly chén (cốc bát) sạch để cho bé ăn, và

tránh cho bé ăn dặm bằng bình, khó vệ sinh

Cơ sở khoa học:

Chú ý thực hành thói quen giữ vệ sinh tốt nhất trong quá trình chuẩn bị thức ăn và cho ăn

là rất quan trọng, để phòng ngừa các bệnh tiêu hoá.

Tỷ lệ tiêu chảy cao nhất trong giai đoạn từ 6 đến 12 tháng, khi bé bắt đầu ăn dặm tăng dần.

Thực phẩm nhiễm khuẩn là nguyên nhân chính gây tiêu chảy ở trẻ em, và có thể được ngăn ngừa
bằng cách thực hiện những nguyên tắc nên trên. Bởi vì thực phẩm là thứ khó giữ sạch và dùng bình
sữa lại là thêm một nguồn truyền mầm bệnh. Một nghiên cứu ở Pẻu năm 1989 cho thấy 35% của
núm ti bình có vi khuẩn E. coli (vi khuẩn gây tiêu chảy) và 31% của các loại thức uống cho bú trong
bình sữa trẻ em bị nhiễm E. coli so với chỉ 2% cho uống bằng ly.

Sử dụng các thực phẩm lên men (sữa chua/ yaourt, phô mai...) có thể làm giảm nguy cơ ô

nhiễm vi sinh vật và và cũng giúp nâng cao hàm lượng dinh dưỡng (WHO, 1998).

NGUYÊN TẮC 5: Tăng dần ĐỘ ĐẶC LOÃNG và MỨC ĐỘ PHONG PHÚ của thực phẩm khi bé

lớn dần, phù hợp với khả năng và nhu cầu của bé.

Bé nhỏ có thể ăn thức ăn xay, nghiền, mềm (semi-solid) khi bắt đầu lúc 6 tháng tuổi. Đến 8

tháng, hầu hết các bé có thể ăn thức ăn cầm tay (bé có thể tự ăn các bữa phụ). Đến 12 tháng, hầu
hết các bé có thể ăn theo các món ăn trong bữa ăn của cả nhà (chú trọng các thực phẩm giàu dinh
dưỡng như giải thích dưới đây trong tài liệu này).

Tránh những thực phẩm dễ gây hóc/ nghẹn (ví dụ, những món cho hình dáng và độ cứng

có thể gây nghẽn khí quản như một số loại hạt, quả nho, cà rốt sống). Khi bé ăn thực phẩm quá
cứng so với độ tuổi, bé sẽ ăn được rất ít và thời gian để ăn xong 1 món này lâu hơn, ảnh hưởng
đến tổng lượng mà bé ăn được trong 1 bữa.

- Cơ sở khoa học:

Theo mức phát triển thần kinh cơ của trẻ cho thấy độ tháng tuổi tối thiểu phù hợp để bé có

thể ăn một loại thực phẩm nào đó (WHO/ UNICEF 1998).

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.