TÀI LIỆU TỔNG HỢP KIẾN THỨC NUÔI CON BẰNG SỮA MẸ - Trang 172

Tài liệu tổng hợp kiến thức nuôi con bằng sữa mẹ của Chuyên gia Betibuti

Trang 171 /236

Cập nhật tới tháng 15/2/2015

Tiếp tục cho con bú góp phần dinh dưỡng và năng lượng tốt hơn trong năm đầu đời. Trẻ em

bú sữa mẹ trong giai đoạn 12 - 23 tháng nếu vẫn bú mẹ được đúng với dung lượng tiêu thụ "trung
bình" của sữa mẹ ở độ tuổi đó (khoảng 550g/ ngày; WHO / UNICEF, 1998) nhận được 35-40% tổng
nhu cầu năng lượng từ sữa mẹ.

Bởi vì sữa mẹ có hàm lượng chất béo tương đối cao so với hầu hết các loại thực phẩm bổ

sung, sữa mẹ là nguồn năng lượng và các axit béo thiết yếu quan trọng cho sự phát triển của bé.
Hàm lượng chất béo của sữa mẹ rất quan trọng cho việc hấp thụ vitamin A trong chế độ ăm dặm
chủ yếu là rau củ của bé ở giai đoạn này. Sữa mẹ cũng tiếp tục cung cấp một lượng đáng kể các vi
chất dinh dưỡng nhất định. Trong Gambia, người ta ước tính rằng sữa mẹ cung cấp 70% vitamin A,
40% canxi và 37% lượng riboflavin (vitamin B2) trong giai đoạn 15-18 tháng tuổi (khoảng còn lại
cần được hấp thụ qua ăn dặm).

Hiệu quả dinh dưỡng của việc bú mẹ có thể thấy rõ ràng nhất những khi bé bị bệnh, khi bé

chán ăn bất kỳ thức ăn nào khác, nhưng bé vẫn có thể được bú bù bắng sữa mẹ, do đó ngăn ngừa
được mất nước và không sợ thiếu chất trong giai đoạn phục hồi trong và sau khi bị bệnh.

Cho con bú tiếp tục sau 6 tháng giữ phần quan trọng trong việc dinh dưỡng tốt hơn trong

năm đầu đời của bé. Cho con bú dài hơn (ngoài 1 năm) giúp giảm nguy cơ giảm các bệnh mãn tính,
béo phì và còn giúp nâng cao phát triển nhận thức cho bé tốt hơn.

NGUYÊN TẮC 3: Thực hành "PHƯƠNG PHÁP CHO ĂN ĐÁP ỨNG", áp dụng các nguyên tắc

chăm sóc tâm lý - xã hội. Đặc biệt là các nguyên tắc sau:

bón/ đút cho bé nhỏ và giúp bé lớn hơn tự ăn khi bé tự làm được.

bón/ đút ăn chậm rãi và kiên nhẫn và khuyến khích bé ăn chứ k được ép

nếu có nhiều loại thực phẩm bé không muốn ăn, thử thay đổi các phối hợp mùi vị, "cảm

nhận" và các phương pháp khuyến khích khác nhau

giảm thiểu các yếu tố gây phân tâm trong khi ăn, nếu bé thuộc dạng dễ mất tập trung vào

bữa ăn

luôn nhớ rằng giờ ăn là giờ học ẩm thực và học yêu thương - do đó phải trò chuyện với bé

và luôn nhìn bé và giao tiếp (eye-to-eye) với bé.

Cơ sở khoa học:

Càng ngày càng có nhiều nghiên cứu công nhận rằng việc ăn dặm tối ưu không chỉ là ăn gì,

mà còn là cho ăn như thế nào, khi nào, ở đâu và có liên quan đến tính cách của từng bé như thế
nào. Các nghiên cứu về hành vi cộng đồng cho thấy rằng cách cho ăn "bỏ mặc" lại khá phổ biến ở
những cộng đồng nghèo, bé không được khuyến khích ăn, mà chỉ được quan tâm khi bỏ ăn hoặc bị
bệnh. Ở thái cực khác, trẻ con lại bị ép ăn, không học được cách ăn trong tinh thần giao tiếp "đáp
ứng".

Một nghiên cứu ở Ghana năm 1999 cho thấy áp dụng "phương pháp quan tâm" (thay vì "bỏ

mặc") có tác động tốt đối với bé, cho dù với mẹ ít học hay thất học. Các số nhóm nghiên cứu năm
2002 cũng đề xuất rằng hành vi ăn uống cần được bao gồm trong các hoạt động cần được khuyến
khích vì các hành vi này có tác động tích cực đến sự phát triển trẻ em.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.