TÀI LIỆU TỔNG HỢP KIẾN THỨC NUÔI CON BẰNG SỮA MẸ - Trang 171

Tài liệu tổng hợp kiến thức nuôi con bằng sữa mẹ của Chuyên gia Betibuti

Trang 170 /236

Cập nhật tới tháng 15/2/2015

thì nguy cơ thiếu sắt trước 6 tháng của bé rất thấp. Đối với bé nhẹ cân hoặc mẹ bị thiếu máu trong
thai kỳ thì nguy cơ thiếu sắt từ tháng thứ 2, 3 cao hơn và sẽ được kê toa uống bổ sung sắt bắt đầu
từ 2 hoặc 3 tháng. Các chất vi lượng khác có thể bị thiếu là kẽm, vì mặc dù khả năng hấp thụ kẽm
trong sữa mẹ trong sữa mẹ cao, nhưng nồng độ tương đối thấp.

Tương tự như sắt, lượng dự trữ từ máu nhau thai khi sinh là quan trọng để có đủ kẽm. Tuy

nhiên, cho đến nay, chưa có bằng chứng nào là thiếu kẽm trước 6 tháng ảnh hưởng đến sự phát
triển của bé. Tương tự như cách xử lý trong trường hợp thiếu sắt, bé thiếu kẽm có thể được uống
kẽm bổ sung.

Thiếu hụt vitamin thường hiếm gặp ở trẻ bú mẹ, nhưng nếu bà mẹ có chế độ dinh dưỡng

lệch (thiếu hẳn một số chất, ví dụ mẹ ăn chay...), trẻ sơ sinh có thể thiếu của một số vitamin (như
vitamin A, riboflavin, vitamin B6, và vitamin B12). Trong tình huống này, có thể hoặc là cải thiện
chế độ dinh dưỡng của người mẹ hoặc bổ sung cho bé theo chỉ định của bác sĩ trong thời gian cần
thiết, thay vì cho bé ăn dặm sớm.

Vitamin D có thể thiếu ở những bé ở một số vùng xứ lạnh, không được tiếp xúc với ánh sáng

mặt trời, bé có thể được bổ sung vitamin D trực tiếp nếu cần.

[Bài viết Betibuti đã giải thích chi tiết về khi nào cần bổ sung D và nên bổ sung như thế nào

theo tài liệu " Nutrient Adequacy of Exclusive Breastfeeding for The Term Infant in the First Six
Months of Life (WHO 2002)]

Cần biết rằng tăng trưởng và phát triển của bé, hoặc việc bổ sung các chất vi lượng, nếu

cần, cũng không hề được cải thiện nhờ ăn dặm sớm, ngay cả trong điều kiện tối ưu (tức là, dinh
dưỡng, an toàn vệ sinh thực phẩm). Mà ngược lại, các loại thực phẩm ăn dặm trước 6 tháng sẽ làm
giảm khả năng nhận được tối đa sữa mẹ của bé.

Các Chuyên gia của WHO kết luận rằng đợi đến đủ 6 tháng mới bắt đầu cho bé ăn dặm có

nhiều giá trị lợi ích sức khoẻ lâu dài, chứ không có bất kỳ bất lợi nào cho bé bú mẹ hoàn toàn suốt
6 tháng. Đồng thời, từ sau 6 tháng tuổi, nguồn dự trữ của một số vi chất dự trữ trong cơ thể bé từ
máu của nhau thai đã cạn, nhu cầu của bé lại tăng, do đó, sữa mẹ đến giai đoạn này không đáp
ứng nhu cầu của một số chất, nên việc bé ăn dặm để tiếp nhận thêm dưỡng chất từ một số thực
phẩm khác bên cạnh sữa mẹ là cần thiết.

Tuy nhiên, trong môi trường vệ sinh về môi trường tồi tệ (dịch bệnh, thiên tai...), các bé có

thể ăn dặm muộn hơn 6 tháng để các bé được giảm nguy cơ tiếp xúc với các mầm bệnh truyền qua
các thực phẩm ăn dặm.

Ở độ tháng tuổi này, bé cũng đã bắt đầu chủ động tìm hiểu môi trường xung quanh và sẽ

tiếp xúc với các chất độc vi sinh trong môi trường xung quanh, cho dù bé có bắt đầu ăn dặm hay
không.

Do đó, báo cáo khoa học này kết luận 6 tháng (180 ngày) là độ tuổi thích hợp nhất để bắt

đầu tập cho bé ăn dặm.

NGUYÊN TẮC 2: Tiếp tục DUY TRÌ SỮA MẸ, cho con bú theo nhu cầu và thường xuyên cho

đến ngoài 2 tuổi.

Cơ sở khoa học:

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.