TÀI LIỆU TỔNG HỢP KIẾN THỨC NUÔI CON BẰNG SỮA MẸ - Trang 28

Tài liệu tổng hợp kiến thức nuôi con bằng sữa mẹ của Chuyên gia Betibuti

Trang 27 /236

Cập nhật tới tháng 15/2/2015

1- Chiều dài (chiểu cao) theo độ tuổi (mới)

2- Cân nặng theo độ tuổi (mới)

3- Tỉ lệ cân nặng / chiều cao (lần đầu tiên được công bố)

4- Chỉ số khối Cơ thể BMI theo độ tuổi (lần đầu tiên được công bố)

(***Chỉ dưa vào CÁC chuẩn 1, 2 chưa đủ để kết luận bé suy dinh dưỡng hay béo phì

Phải tham khảo cả CÁC chuẩn 3, 4 và so với cả các cột mốc phát triển***)

CÁC CHUẨN PHÁT TRIỂN MỚI của WHO khác với các biểu đồ được dùng trước đây như thế

nào?

Các chuẩn mới của WHO khác với các biểu đồ cũ trong nhiều phương diện, lần đầu tiên các

chuẩn diển tả được trẻ "nên phát triển như thế nào", để hướng bé đến sức khoẻ tối ưu, chứ không
chỉ là các biểu đồ để ghi nhận và theo dõi thụ động.

Các chuẩn mới cho thấy tất cả trẻ em trên toàn thế giới có thể đạt các chuẩn chiều cao và

cân năng và mức độ phát triển tương tự (trên CÙNG KÊNH) nếu được nuôi dưỡng và chăm sóc đúng
cách và sống trong môi trường lành mạnh. Vì thế, đây là cách chủ động để kiểm tra và đánh giá sự
phát triển của trẻ, tạo ra các điều kiện chuẩn và biết cách đúng để đánh giá 1 em bé hay một nhóm
trẻ đối tượng so với chuẩn.

Ví dụ, như một đặc điểm trong các chuẩn mới này là thiết lập chuẩn sinh học là bé được nuôi

bằng sữa mẹ là chuẩn để đo mức độ phát triển mạnh khoẻ. Các chuẩn tham khảo cũ được xây dựng
trên số liệu phát triển lẫn lộn giữa bé bú sữa công thức và bé bú mẹ. Ngoài ra, mẫu nghiên cứu
(8,440 bé) để lập chuẩn được lấy từ 6 quốc gia khác nhau (Brazil, Ghana, Ấn Độ, Na Uy, Oman và
Mỹ), giúp chuẩn mới thể hiện được tính toàn cầu thật sự, khác hẳn tiêu chuẩn trước, được xây dựng
từ mẫu trẻ em của 1 quốc gia duy nhất.

CÁC CHUẨN PHÁT TRIỂN MỚI này đã được nghiên cứu và thiết lập như thế nào?

Các chuẩn này là kết quả của một công trình nghiên cứu công phu "DỰ ÁN NGHIÊN CỨU

PHÁT TRIỂN CƠ SỞ THAM CHIẾU ĐA TÂM (The Multicentre Growth Reference Study - MGRS) do
WHO khởi xướng năm 1997, tiến hành ở cấp cộng đồng ở 6 quốc gia trên thế giới, để xây dựng
chuẩn mới áp dụng cho toàn thế giới thế giới để đánh giá sự phát triển sinh lý, chế độ dinh dưỡng
và các cột mốc phát triển ở trẻ nhỏ từ sơ sinh đến 5 tuổi. Dự án được tài trợ với chính phủ Brazil,
Hà Lan, Na Uy, Oman, Mỹ và Quỹ Bill & Melinda Gates, và được sự hỗ trợ của các chính phủ các
nước tham gia và nhiều tổ chức phi chính phủ.

Kết quả nghiên cứu được thông bào lần đầu vào năm 2004, chính thức công bố trên trang

web của WHO 27/4/2006 và tài liệu đào tạo cho chuyên viên y tế các nước năm 2008 để các nước
cơ thể chính thức được áp dụng ở tất cả các nước trên thế giới.

Ở Việt Nam, các biểu đồ "Chiều cao theo độ tuổi" (cho bé gái/ cho bé trai) và biểu đồ "Cân

nặng theo độ tuổi" (cho bé gái/ cho bé trai) đã được Viện Dinh Dưỡng Quốc gia chính thức áp dụng
và được cập nhật trên các sổ theo dõi sức khoẻ của các bé trên toàn quốc.

Tuy nhiên, nhiều diễn dịch "tam sao thất bổn" khiến 2 biểu đồ này không được hiểu đúng

và phát huy giá trị theo ý nghĩa gốc của WHO. Ngoài ra, hai biểu đồ mới và quan trọng nhất là -

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.