TÀI LIỆU TỔNG HỢP KIẾN THỨC NUÔI CON BẰNG SỮA MẸ - Trang 76

Tài liệu tổng hợp kiến thức nuôi con bằng sữa mẹ của Chuyên gia Betibuti

Trang 75 /236

Cập nhật tới tháng 15/2/2015

toàn bình thường và khoẻ mạnh. Không có "sữa nóng", "sữa mát". Sữa mẹ không mất chất khi mẹ
không bồi dưỡng, hoặc ngoài 6 tháng hay ngoài 1 năm, như quan niệm sai lầm trong cộng đồng.

Nhiều nghiên cứu khoa học, khảo sát chất lượng sữa mẹ ở các tầng lớp giai cấp khác nhau,

thu nhập và điều kiện sống khác nhau trên thế giới cho thấy ngay cả khi chất lượng dinh dưỡng của
bà mẹ có cách biệt nhau đến 200% (bồi dưỡng tối đa so với không có điều kiện bồi dưỡng), một số
thành phần vẫn có hàm lượng y như nhau, một số thành phần chỉ khác nhau 10% và sữa mẹ của 2
nhóm đối tượng này đều ở trong ngưỡng dinh dưỡng tối ưu cho con.

Tuy nhiên, bà mẹ vẫn phải có chế độ dinh dưỡng phong phú, đầy đủ để:

(i) cung cấp vitamin và khoáng chất vào sữa mẹ, đối với các chất phụ thuộc vào chế độ dinh

dưỡng của mẹ.

(ii) đảm bảo đầy đủ năng lượng và đủ các chất giúp mẹ khoẻ mạnh, tinh thần sảng khoái,

hệ thống hocmon và nội tiết tố vận hành tối ưu, để cơ thể mẹ sản xuất sữa tốt nhất, và tránh cho
mẹ các bệnh như thiếu canxi, loãng xương, thiếu máu, suy cơ, suy dinh dưỡng... trong quá trình
cho mang thai và cho con bú.

4- Quan niệm Ở CỮ và THỰC ĐƠN KIÊNG KHEM của bà đẻ trong cộng đồng Việt Nam:

Trên toàn thế giới, dân tộc nào cũng chú ý đến chế độ dinh dưỡng cho bà mẹ nuôi con bú.

Tuy nhiên, mỗi dân tộc có những quan niệm và khuyến cáo khác nhau về cách ở cữ, các

món nên ăn và không nên ăn, rất khác xa nhau. Trong khi bà mẹ Ấn Độ vẫn tiếp tục ăn cari cay khi
nuôi con bú, bà mẹ Nhật vẫn ăn cá sống.. thì bà mẹ Việt Nam kiêng hầu hết những loại thức ăn này
trong thời gian cho con bú. Nhiều bà mẹ trẻ cảm thấy căng thẳng, ức chế vì các quy định và chế độ
kiêng cữ phức tạp, không hợp lý, không có cơ sở khoa học, không rõ nguồn gốc nguyên do, bị áp
đặt bởi người lớn trong gia đình.

Không thể thay đổi tư duy, nếu không tiếp nhận thông tin và tư duy mới! Do đó, các mẹ nên

nghĩ cách tế nhị và hiệu quả để thảo luận các kiến thức nuôi con sữa mẹ mới nhất từ Betibuti va các
nguồn thông tin đáng tin cậy nhất với những người lớn trong gia đình, để giảm áp lực

Nhiều quan niệm và cách thực hành "ở cữ/ nằm ổ" được truyền lại từ nhiều thế hệ trước:

nằm than, không tắm, không ra gió, kiêng ăn mọi thứ trừ một số "món lành"..., đến nay không còn
phù hợp. Ngày xưa, các cụ sinh năm một liên tục mười mấy con, không được bồi dưỡng thai kỳ,
không có siêu âm để chẩn đoán và chỉ định sanh... Bà mẹ sau sanh dễ mất nước, mất sức, thiếu
máu, loãng xương, dễ nhiễm lạnh, dễ băng huyết... Do đó, các hình thức ở cữ là một cách để giữ
ấm và giới hạn hoạt động giúp dưỡng sức cho bà mẹ, là cách phù hợp của thời đó.

Ngày nay, tuy nhiên, nhờ sự tiến bộ của khoa học, các phương tiện y tế (siêu âm, máy móc

chẩn đoán) và dinh dưỡng (thuốc bổ thai kỳ, truyền dịch, bồi dưỡng sau khi sanh...) giúp tăng cường
sức khoẻ sinh sản cho bà mẹ, việc tắm rữa và giữ vệ sinh đúng cách, uống đủ nước, ăn đủ chất,
phong phú, hoạt động lành mạnh, là cần thiết cho sức khoẻ của bà mẹ và đặc biệt là giúp các mẹ
nuôi con sữa mẹ thành công.

5- NHU CẦU DINH DƯỠNG và THỰC ĐƠN LÝ TƯỞNG của bà mẹ cho con bú:

Năng lượng (số calories) mà bà mẹ, trong thời gian nuôi con bú, phụ thuộc vào mẹ có nhiều

mỡ dự trữ trong thời gian mang thai hay không và các hoạt động của mẹ có tiêu tốn nhiều năng

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.