TÀI LIỆU TỔNG HỢP KIẾN THỨC NUÔI CON BẰNG SỮA MẸ - Trang 86

Tài liệu tổng hợp kiến thức nuôi con bằng sữa mẹ của Chuyên gia Betibuti

Trang 85 /236

Cập nhật tới tháng 15/2/2015

3- Chườm nóng: Vì sữa mẹ nhiều chất béo, nên việc chườm nóng bầu vú 10' - 15' trước cữ

bú giúp các cạn béo trong các tuyến vú tan chảy hoặc mềm ra, giúp sữa chảy thông trong các tia
sữa. Tăm dưới vòi sen nước nóng cũng là cách để chăm sóc bầu vú và tạo sữa rất tốt.

4- Massage (đọc và áp dụng bài PHƯƠNG PHÁP Massage 3', 3 bước của Betibuti) ngay trước

khi bé bú/ hút Luôn luôn massage nhẹ nhàng để không làm tổn thương các dây chằng và các mô
trong tuyến vú.

[Cách thực hành sai lầm trong cộng đồng là bóp mạnh cho "dập" các "quả" trong vú để có

nhiều sữa, không những không hề giúp tạo sữa mà còn làm hỏng cấu trúc nâng đỡ và làm ngực
chảy sệ. Cho con bú không làm hư ngực, massage quá mạnh và không đúng cách mới làm hư ngực.]

5- Bế bé bú đúng tư thế: Tư thế bú đúng là "đưa bé vào vú mẹ, không đưa vú mẹ vào bé."

Có nghĩa là ở mọi tư thế bú (xem bài Tư Thế Bú Mẹ) cả người bé luôn úp hẳn và sát vào người mẹ.
Tai, vai, hông của bé nằm trên một đường thẳng. Kê gối để nâng đầu bé được nâng cao ngang với
ngực mẹ, chứ mẹ không cúi xuống con, giúp giảm thiểu tác động của trọng lực khi bầu vú nặng hơn
bình thường do đầy sữa, làm bầu vú bị chảy xệ.

Nên thường xuyên thay đổi các tư thế bú khác nhau để thông đều các tia sữa và tránh bị tắc

tia sữa.

Ngoài ra, các mẹ có bầu vú lớn cần có thói quen nâng bầu vú trong tay khi cho con bú/ hút,

tạo thành hình chữ C/ chữ U giữa ngón cái và ngỏn trỏ đặt sau quầng vú và cả lòng bàn tay nâng
bầu vú.

6- Bé có khớp ngậm đúng: Khớp ngậm đúng giúp sữa mẹ xuống nhiều nhất và giúp bé bú

được tối ưu nhất. Ngoài ra, khớp ngậm đúng còn giúp đầu ti mẹ không bị đau, tránh được tình trạng
nứt cổ gà (xem thêm chi tiết trong bài Khớp Ngậm Đúng và bài Ti mẹ, Ti bình.) Khớp ngậm đúng
còn giúp bé bú khi đầu ti mẹ nhỏ, ngắn, phẳng, thụt hay quá to.

7- Dừng cữ bú đúng cách: Dừng cữ bú đúng cách cũng giúp tránh tổn thương đầu ti và tránh

tăc tia sữa, là một việc ít được các mẹ để ý. Khi bé bú xong, nhưng vẫn ngậm chặt ti không nhả,
các mẹ "mở khớp" bằng cách đưa đầu ngón tay út vào khoé môi của bé tách môi bé ra khỏi vú mẹ
khi không khí từ bên ngoài lọt vào miệng. Bé có thể lép nhép trước khi nhả hẳn ti mẹ, giúp lượng
sữa đang đọng trong khoang phình được hút ra khỏi vú mẹ.

8- Vệ sinh đầu ti sau cữ bú/ hút:

Vệ sinh đầu ti sau cữ bú là quan trọng vì trong nươc miếng (nươc bọt) của bé có vi khuẩn,

sẽ sinh sôi trên vùng đầu ti có nhiều dương chất (và có thể có khe nưt dễ bị nhiễm trùng). Mẹ phải
luôn nhớ lau sạch đầu ti bằng nước sạch. Có thể vắt vài giọt sữa mẹ mới để xoa đầu ti và quầng vú,
vừa dưỡng da, vừa bảo vệ đầu ti.

Không nên dùng nước hoa, cồn, xà phòng để rửa đầu ti.

[Hai bầu vú là hai nhà máy sản xuất sữa độc lập, nên không có công suất hoàn toàn giống

nhau. Trong trường hợp bên nhiều bên ít, bên to bên nhỏ, các mẹ có thể tăng cường hút bên nhỏ
(tăng thời gian mỗi cữ hút 10' và số cữ hút gấp đôi). Tuy nhiên, nếu các mẹ không có đủ thời gian
để kích điều chỉnh thì cứ để lệch trong thời gian cho con bú, sau này khi cai sữa, cả 2 bầu vú sẽ trở
về kích thước trước khi mang thai, nên sẽ cân đối trở lại. Không lo về thẩm mỹ.]

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.