TÀI LIỆU TỔNG HỢP KIẾN THỨC NUÔI CON BẰNG SỮA MẸ - Trang 90

Tài liệu tổng hợp kiến thức nuôi con bằng sữa mẹ của Chuyên gia Betibuti

Trang 89 /236

Cập nhật tới tháng 15/2/2015

Các bệnh nhiễm nấm Candida, là một loại men nấm không độc hại sống trên da và các màn

nhầy của hệ hô hấp, đường ruột và bp sinh dục nữ. Trong đó, nấm Candida Albicans là loại phổ biến
nhất. Loại nấm này phổ biến ở bệnh tưa miệng ở trẻ nhỏ và trên đầu ti mẹ.

Những yếu tố liên quan đến nhiễm nấm Candida đầu ti:

- con bị tưa miệng, nhiễm nấm sang mẹ.

- nhiễm nấm từ bp sinh dục trong khai kỳ hoặc khi sinh nở (25% phụ nữ nhiễm nấm ở cuối

thai kỳ - do đó cần chú ý điều trị ngay.)

- nhiễm nấm từ ti giả, ti bình (66.67% trẻ bú bình và ti giả có loại nấm này trong miệng.

- trẻ nhiễm nấm do ngậm tay, hoặc đồ chơi không sạch

- một số phương pháp điều thị kháng sinh, chống các loại khuẩn bình thường, nhưng lại giúp

nấm Candida phát triển

- đầu ti bị nứt, bị ẩm ướt lâu, ấm nóng là môi trường tốt cho nấm Candida phát triển

- mẹ có bầu vú lớn, phần dưới bầu vú nếu không được chăm sóc thường xuyên, mồ hôi đọng

ẩm ướt có thể là nơi nấm phát triển, lâu nhiễm vào bầu vú.

Chẩn đoán:

Mẹ có những biểu hiện và triệu chứng sau:

- đau đầu ti và bầu vú ngay SAU khi cho bú (khi cho bú không đau)

- đau như bị cắt sâu, nóng rát sâu trong bầu vú

- đau rát đầu ti, trong khi hoặc đôi khi sau cữ bú

- đầu ti hoặc quầng vú có thể đỏ, bóng hoặc khô có vảy; cũng có khi không có dấu hiệu gì

khác bình thường cả

- ngứa đầu ti và quầng vú

Ở bé, có thể thấy tưa trắng trong miệng bé.

Cách điều trị nấm hiệu quả và tránh tái phát:

- kiểm tra lại xem bé có khớp ngậm đúng hay không, đây là căn bản để tránh nứt đầu ti (nứt

cổ gà), từ đó dễ dẫn đến nhiễm nấm, nhiễm trùng.

- hạn chế dùng ti bình, ti giả, hoặc nếu phải dùng thì phải luộc kỹ hoặc tiệt trùng hàng ngày.

- rửa đầu ti bằng nước bicarbonate soda pha loãng, hoặc nước muối sinh lý.

- giữ vệ sinh kỹ lưỡng, luôn rữa tay xà bông cẩn thận, lau khô tay bằng khăn sạch trước và

sau khi cho bé bú, hoặc hút sữa.

- phễu máy hút sữa phải được luộc sôi hoặc tiệt trùng kỹ lưỡng.

- thay miếng lót sữa thường xuyên, lâu nhất mỗi 4 giờ. Miếng lót dùng 1 lần vứt đi là tốt

nhất trong thời gian bị nhiễm nấm. Miếng lót dùng lại và áo ngực phải được giặt sạch, phơi nắng
trực tiếp, thật khô trước khi dùng lại. Ánh nắng mặt trời diệt nấm Candida.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.