TÀI LIỆU TỔNG HỢP KIẾN THỨC NUÔI CON BẰNG SỮA MẸ - Trang 99

Tài liệu tổng hợp kiến thức nuôi con bằng sữa mẹ của Chuyên gia Betibuti

Trang 98 /236

Cập nhật tới tháng 15/2/2015

PHẦN 4: “CÁC ĐIỂM CẦN CHÚ Ý KHI CAI SỮA, ĐỂ BẢO VỆ CHỨC NĂNG VÀ

THẨM MỸ BẦU VÚ MẸ”.

A - Khi nào nên cai sữa?

Tất cả các bà mẹ sinh con đều sẽ

đến giai đoan cai sữa thích hợp cho mẹ
và con, tuỳ hoàn cảnh và điều kiện của
mỗi gia đình. Sữa mẹ là "siêu thực phẩm
quý giá, cho dù con lớn 2, 3 tuổi, nếu có
điều kiện, vẫn nên cho con bú mẹ. Do đó
các mẹ nên cân nhắc và tìm hiểu thật kỹ
lưỡng trước khi cai sữa.

Không nên cai sữa ngay khi bé

bắt đầu ăn dặm. Vì ở giai đoạn này bé
liên tục tiếp xúc với thực phẩm lạ, bú mẹ
song song với ăn dặm, giúp bé tiếp tục
được tăng sức đề kháng và giảm nguy cơ
dị ứng vơi một số loại thức ăn mới.

B- Cần làm gì khi quyết định cai

sữa?

Khi đã quyết định cai sữa thì cần có thời gian, để tốt cho con và cho mẹ, và để chăm sóc

bầu vú mẹ tốt nhất, đảm bảo điều kiện hoàn hảo cho những lần sinh sau và thẩm mỹ cho bầu vú
mẹ.

1. Về cơ sở phẫu thuật học, các mẹ tham khảo thêm Phần 1 để hiểu quá trình phát triển của

các tuyến mô trong bầu vú trong quá trình mang thai. Trong quá trình cai sữa, quy trình phát triển
ấy sẽ được quay ngược lại thành "thoái phát" (involution), giống như cái cây mùa đông rụng hết lá,
nhưng những mầm lá không mất đi mà chỉ ẩn vào để chờ mùa xuân năm sau.

Vậy nên, nếu quá trình để tuyến vú phát triển hoàn chỉnh khoảng 16 - 20 tuần (khi sữa non

đầu tiên được sản xuất trong vú mẹ) thì quá trình thoái phát TỐT NHẤT cũng nên dài tương xứng
3 - 4 tháng. Cai sữa đột ngột cơ thể mẹ và con không thích ứng được.

2- Cần sự hợp tác của bé: Quá trình cai sữa liên quan trực tiếp và ảnh hưởng lớn nhất đến

bé, nên phải tôn trọng cần sự hợp tác của "đối tác", nếu bé đã trên 1 tuổi, bé đã hiểu được nhiều
cách giải thích nếu được mẹ trò chuyện để hiểu lý do tại sao. Thái độ và tinh thần của mẹ quyết
định phản ứng của con.

3- Các bước cần làm khi cai sữa:

- mẹ cần chuẩn bị tâm lý và học các kỹ năng khác để chơi, chăm sóc và thể hiện tình yêu

với con (thay thế dần việc cho con ti mẹ trực tiếp, mà mẹ con vẫn gắn bó)

- bé đã quen bú bình, hoặc ăn dặm vào nề nếp -> giảm dần số cữ ti mẹ trong ngày (cần có

sự giúp đỡ của bố, hoặc người thân khác trong gia đình)

- bé đã có thói quen ngủ suốt đêm, -> bỏ cữ bú đêm

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.