hợp) được xác định là những loài có mối quan hệ pha tạp. Điều này dường như
ủng hộ mạnh mẽ học thuyết “người cha ở nhà”.
Tuy nhiên, sự trùng khớp giữa những tiên đoán và học thuyết chỉ là tương đối mà
thôi, bởi rốt cuộc thì chúng ta cũng không thể xem xét hết được những mối quan
hệ đối nghịch. Trong khi phần lớn các loài có đời sống hôn nhân đơn phối thể
hiện đặc điểm biểu hiện thời điểm rụng trứng bên ngoài, nhưng sự xuất hiện đặc
điểm này ở một loài vật nào đó cũng không đảm bảo chắc chắn đó phải là loài
hôn nhân đơn phối, có đời sống hôn nhân một vợ-một chồng. 23 loài nằm trong
số 32 loài động vật có biểu hiện về thời điểm rụng trứng lại không phải là những
loài đơn phối mà thay vào đó chúng có đời sống tình dục pha tạp như con đực
sống giữa một hậu cung gồm toàn những con cái. Số còn lại bao gồm những loài
khỉ ăn đêm có đời sống một vợ-một chồng chung thủy, con người với đời sống
tình dục thường mang tính chất đơn phối, những loài khỉ langur mà con đực sở
hữu cả một hậu cung đầy rẫy con cái và những loài khỉ vervet giao phối lẫn lộn.
Do vậy, cho dù bất cứ nguyên do nào dẫn tới sự biểu hiện của thời điểm rụng
trứng vào thời điểm ban đầu thì đặc điểm này cũng vẫn tiếp tục được duy trì sau
đó trong vô số những hình thức kết đôi khác nhau ở các loài.
Tương tự như vậy, trong khi phần lớn các loài thể hiện thời điểm rụng trứng một
cách lộ liễu, thì việc tồn tại mối quan hệ tình dục pha tạp cũng không đảm bảo
chắc chắn cho việc biểu hiện này. Sự thực là, phần lớn các loài linh trưởng quan
hệ lẫn lộn nhất, bao gồm 20 trong số 34 loài kể trên hoặc có thể hiện thời điểm
rụng trứng hoặc thể hiện điều này một cách mờ nhạt. Các loài mà ở đó con đực sở
hữu một hậu cung đông đúc cũng rất đa dạng trong sự biểu hiện thời điểm trứng
rụng, đó có thể là không thể nhìn thấy được, tương đối dễ nhận biết, hay là biểu
hiện thời điểm rụng trứng một cách rõ ràng, đặc điểm này còn thay đổi tùy theo
từng loài riêng biệt. Những phức tạp đó cảnh báo chúng ta rằng sự biểu hiện thời
điểm trứng rụng có lẽ còn được sử dụng vào những mục đích khác nhau, phụ
thuộc vào hệ thống sinh sản đặc trưng song song cùng tồn tại ở một loài nào đó.
Bước 4. Nhằm xác định những thay đổi về chức năng kể trên, Sillén-Tullberg và
Møller đã có một ý tưởng tuyệt vời khi nghiên cứu cây phả hệ gia đình ở những
loài linh trưởng còn tồn tại đến ngày nay. Qua đó, họ hi vọng sẽ xác định được
những thời điểm trong quá trình lịch sử tiến hóa của bộ linh trưởng, tại đó chúng