Bước 2. Tiếp sau đó, Sillén-Tullberg và Møller tiến hành phân loại cũng với 68
loài kể trên nhưng dựa trên tiêu chí về quá trình kết đôi của chúng. Tổng cộng 11
loài trong số đó – bao gồm loài khỉ đuôi sóc, loài vượn và rất nhiều cộng đồng
dân cư ở loài người thể hiện đặc điểm kết đôi đơn phối một vợ-một chồng. Hai
mươi ba loài còn lại – trong đó có một vài kiểu xã hội loài người cùng với đó là
loài gorin – mà ở đó, con đực có hẳn một hậu cung gồm nhiều con cái. Nhưng
chiếm số lượng lớn nhất trong số các loài linh trưởng – 42 loài bao gồm cá loài
khỉ vervet, vượn bonobo, và loài tinh tinh lùn lại tồn tại một mô hình hôn nhân
pha tạp trong đó con cái thường có mối quan hệ và tiến hành giao phối với nhiều
con đực.
Thêm một lần nữa, tôi lại nghe thấy tiếng “Ồ” bật ra. Vậy tại sao loài người lại
không được xếp vào hàng ngũ những loài có quan hệ hôn nhân pha tạp? Nguyên
nhân là do tôi hết sức cẩn thận trong việc phân loại theo cách thức thông thường.
Vâng, đúng là phần lớn phụ nữ loài người cũng có vô số những bạn tình trong
suốt cuộc đời của họ và có nhiều phụ nữ vào cùng một thời điểm quan hệ với
nhiều người đàn ông một cách ngẫu hứng. Tuy nhiên, trong một chu kì rụng
trứng, người phụ nữ thông thường chỉ quan hệ với một người đàn ông mà thôi,
nhưng con cái của loài khỉ veret hay vượn bonobo lại thường giao phối với một
vài bạn tình trong cùng một chu kì.
Bước 3. Bởi đây là bước gần kề với bước kết thúc, nếu Sillén-Tullberg và Møller
đã kết hợp bước 1 và 2 rồi đặt ra câu hỏi rằng: liệu có hay chăng một xu hướng
cho việc thời điểm rụng trứng được thể hiện ít hay cực kì rõ ràng có liên quan tới
hệ thống kết đôi đặc trưng ở từng loài? Dựa trên những quy tắc căn bản nhất mà
chúng ta biết được về hai học thuyết được so sánh ở trên, quá trình rụng trứng,
âm thầm nên được coi là đặc điểm của loài có hôn nhân đơn phối nếu như học
thuyết “người cha ở nhà” được cho là đúng đắn, nhưng loài đó lại phải có đời
sống hôn nhân pha tạp nếu như học thuyết “nhiều người cha cùng lúc” nắm giữ
vai trò nào đó.
Sự thực là, phần lớn các loài linh trưởng đơn phối một vợ-một chồng được
nghiên cứu cho thấy – mười trong số mười một loài được chứng minh có sự rụng
trứng âm thầm. Không một loài động vật linh trưởng nào thể hiện sự khoe mẽ rõ
rệt về thời điểm rụng trứng, mà thay vào đó thường (chiếm 14 trong số 18 trường