TẠI SAO TÌNH DỤC LẠI THÚ VỊ? - Trang 81

điểm rụng trứng và vẫn giữ nguyên màu sắc bình thường trong khoảng thời gian
còn lại, còn những người đàn ông thì có thể chấp nhận chỉ quan hệ với những
người phụ nữ khi mông họ có màu đỏ chói. Và sau đó, chúng ta có thể sẽ nhìn
thấy kết quả cho thấy những người đàn ông có lẽ thích tán tỉnh hơn và ít chịu
quan tâm chăm sóc con cái (đúng như những gì mà học thuyết “người cha ở nhà”
đã tiên đoán hoặc họ lại thể hiện sự chung thủy cao hơn và thích thú hơn với việc
giết chóc trẻ em (điều này được học thuyết “nhiều người cha cùng lúc” nêu ra)).
Nhưng than ôi, với khoa học thì thử nghiệm như trên là hoàn toàn vô vọng, và
điều này còn ẩn chứa tính chất phi đạo đức nếu như công nghệ di truyền có cho
phép chúng ta thực hiện được điều đó.

Nhưng chúng ta vẫn có thể sử dụng tới một công nghệ tiềm năng khác vốn được
các nhà nghiên cứu tiến hóa ưa thích hơn để giải quyết vấn đề kể trên. Loài người
chúng ta, như những gì chúng ta biết tới không phải là ngoại lệ duy nhất tồn tại
đặc điểm có quá trình rụng trứng âm thầm. Trong khi nhìn chung điều đó là hoàn
toàn khác biệt trong giới động vật thì nó lại khá phổ biến ở những loài linh
trưởng cấp cao (như các loài khỉ và vượn), nhóm động vật mà loài người chúng ta
có quan hệ gần gũi hơn cả. Hàng chục loài linh trưởng khác nhau cũng không thể
hiện bất cứ dấu hiệu rõ ràng nào đối với quá trình rụng trứng, rất nhiều loài còn
lại có thể hiện đặc điểm này, dẫu chỉ là đôi chút và vẫn có những loài khoe
khoang điều đó một cách rõ rệt. Đặc điểm sinh học sinh sản ở mỗi loài thể hiện
kết quả của một thí nghiệm được tạo hóa thực hiện dựa trên những lợi ích hay
những thiệt thòi sản sinh ra từ quá trình rụng trứng âm thầm. Thông qua việc so
sánh giữa những loài linh trường, chúng ta có thể biết được đặc điểm nào là thống
nhất giữa những loài cùng có quá trình rụng trứng âm thầm nhưng lại không xuất
hiện ở những loài có quá trình rụng trứng được phơi bày.

Sự so sánh như thế mang đến một quan niệm mới về tập tính tình dục của loài
người. Đây chính là đối tượng nghiên cứu của một đề tài quan trọng do hai nhà
sinh vật học người Thụy Điển Birgitta Sillén-Tullberg và Anders Møller thực
hiện. Quá trình phân tích của họ bao gồm bốn bước:

Bước 1. Nghiên cứu các loài động vật linh trưởng cấp cao càng nhiều càng tốt
(tổng cộng có tất cả 68 loài), Sillén-Tullberg và Møller lập bảng thống kê những
biểu hiện có thể nhìn thấy của quá trình rụng trứng. Ô! – ngay lập tức bạn có thể

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.