xem xét ở loài người và những loài họ hàng gần với chúng ta nhất, đó là loài tinh
tinh và gorin, chúng ta nhận thấy cả ba dạng đặc điểm của hệ thống kết đôi giao
phối trên đều xuất hiện: những con gorin đực với một hậu cung đầy rẫy các con
cái, hệ thống kết đôi pha tạp ở các loài tinh tinh, vì hoặc đơn phối một vợ-một
chồng và đôi lúc tồn tại cả những trường hợp đa thê ở loài người (xem hình 4.2).
Do đó, trong số ba loài con cháu của “sợi dây liên hệ bị biến mất” từ chín triệu
năm trước đây, ít nhất hai nhóm trong số đó chắc hẳn đã có sự biến đổi về hệ
thống kết đôi giao phối của chúng. Một bằng chứng khác cho thấy rằng chính loài
“sợi dây liên hệ bị biến mất” cũng tồn tại những hậu cung, do đó những quần thể
của loài gorin và một số cộng đồng loài người có lẽ chỉ việc duy trì hệ thống giao
phối đó mà thôi. Nhưng các loài tinh tinh chắc đã phải tiến hóa nên việc giao
phối pha tạp, trong khi rất nhiều những xã hội khác của loài người thì lại phát
triển nên hôn nhân đơn phối, hình thức gia đình một vợ-một chồng. Một lần nữa,
chúng ta thấy rằng loài người và các loài tinh tinh đã tiến hóa theo cách thức đối
nghịch nhau cả về đặc điểm hệ thống kết đôi giao phối lẫn những dấu hiệu về
thời điểm rụng trứng.
Tổng kết lại, ta nhận thấy hôn nhân đơn phối đã tiến hóa theo cách thức hoàn
toàn độc lập với ít nhất là bảy lần biến đổi ở những loài linh trưởng cấp cao như
loài người và một số loài vượn và ít nhất có tới năm nhóm khác biệt nhau ở các
loài khỉ.
Các loài tồn tại những hậu cung có lẽ còn phải trải qua tám lần tiến hóa, điều này
đúng với cả loài “sợi dây liên hệ đã bị biến mất”. Các loài tinh tinh và ít nhất là
hai loài khỉ có lẽ đã tái xuất hiện đặc điểm hôn nhân pha tạp sau khi những loài tổ
tiên gần nhất của chúng đã từ bỏ đặc điểm này và phát triền nên những hậu cung
cho các con đực.