TẠI SAO TÌNH DỤC LẠI THÚ VỊ? - Trang 90

Hình 4.2

Vậy là, chúng ta vừa mới đồng thời tái lập dạng thức của hệ thống kết đôi giao
phối cũng như dạng thức của các dấu hiệu về thời điểm rụng trứng, cả hai đặc
điểm này chắc hẳn đã tồn tại các loài linh trưởng từ thời xa xưa, xuyên suốt toàn
bộ cây phát sinh chủng loại của bộ linh trưởng. Giờ thì cuối cùng chúng ta cũng
có thể gắn kết cả hai đặc điểm kể trên và đặt ra câu hỏi rằng: hệ thống kết đôi
giao phối nào được thể hiện ở từng điểm trên cây phát sinh chủng loại khi sự che
giấu thời điểm rụng trứng được tiến hóa nên?

Đây chính là những gì mà người ta có thể biết được. Chúng ta coi những loài tổ
tiên ban đầu đều thể hiện những dấu hiệu về thời điểm rụng trứng và rồi sau đó
những loài này đi tới việc mất đi những dấu hiệu đó và dần tiến hóa nên đặc điểm
rụng trứng âm thầm. Chỉ có duy nhất một loài trong số những loài tổ tiên kể trên
lại có đặc điểm đó là loài đơn phối, một vợ-một chồng. Ngược lại, tám, mà có lẽ
lên tới mười một loài, trong số những loài tổ tiên đó đã trở thành loài có đời sống
tình dục pha tạp hay là những loài có con đực sở hữu cả một hậu cung gồm toàn
con cái – một trong số những loài này về sau trở thành tổ tiên của loài người, loài
này tách ra từ loài “sợi dây liên hệ đã biến mất” có đặc điểm con đực sở hữu cả
một hậu cung. Vì thế chúng ta kết luận lại rằng, đặc điểm giao phối pha tạp hay
việc con đực có đời sống đa thê nhưng đều không phải là hôn nhân đơn phối
chính là hệ thống kết đôi đưa tới sự che giấu thời điểm rụng trứng (xem hình 4.3).
Hay chính là kết luận được dự báo từ trước bởi các nhà khoa học theo học thuyết
“nhiều người cha cùng lúc”. Kết luận này không đồng tình với quan điểm của học
thuyết “người cha ở nhà.”

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.